Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/10/2020

6 sự thật thú vị về chuyện em bé đạp trong bụng mẹ

6 sự thật thú vị về chuyện em bé đạp trong bụng mẹ
Mẹ đã bắt đầu cảm nhận được em bé đạp trong bụng mẹ rồi phải không? Chúc mừng mẹ đến với cột mốc mới trong thai kỳ. Mẹ có bao giờ thắc mắc dấu hiệu đá chân này mang ý nghĩa gì không? Trong khi mẹ hân hoan với cảm giác bé phát triển bên trong, mẹ cũng nên biết những sự thật thú vị về dấu hiệu này.

6 điều thú vị về việc em bé đạp trong bụng mẹ

1. Những cú đạp không chỉ đơn thuần là “đạp” đâu nhé

Chúng ta đều biết rằng khi thai nhi phát triển sẽ bắt đầu di chuyển trong bụng mẹ. Thực tế, bé không chỉ đá mà còn thực hiện các động tác khác, như là chuyển động của cơ hoành, nấc, quơ tay, quay sang bên này bên kia, nhào lộn và nhiều cử động khác nữa.

Tuy nhiên, không phải tất cả những chuyển động này mẹ đều phân biệt được. Vì vậy, mỗi lần mẹ cảm nhận được chuyển động của bé, mẹ thường gọi đó là “em bé đạp”.

2. Em bé đạp nhiều hơn để phản ứng với môi trường bên ngoài bụng mẹ

Trong bụng mẹ, bé cố gắng căng chân tay ra để thư giãn hoặc di chuyển, do đó mẹ cảm thấy bé đang đạp. Những chuyển động hoặc đá chân là một phần của sự phát triển bình thường. Một em bé cũng có thể di chuyển hoặc đạp để phản ứng với một kích thích bên ngoài như âm thanh, ánh sáng hoặc thậm chí thực phẩm do mẹ tiêu thụ.

3. Em bé đạp nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ

Một em bé khỏe mạnh phát triển với tốc độ bình thường có thể đạp khoảng 15-20 lần/ngày. Thông thường chúng sẽ đạp nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ hoặc để phản ứng với một âm thanh to.

em bé đạp
Ai cũng mong ngóng được nghe thấy em bé đạp

4. Bé bắt đầu đạp vào khoảng 9 tuần tuổi

Chuyển động của bé lúc này chỉ có thể được phát hiện thông qua siêu âm vì còn quá yếu để mẹ có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động này sau 18 hoặc 19 tuần.

Để cảm nhận được, mẹ cần phải hết sức chú ý, nhiều mẹ đã bỏ lỡ lần đá chân đầu tiên của bé, thường chỉ thoảng qua như cơn gió hoặc như cái búng nhẹ trong bụng. Một số mẹ cảm nhận được rằng sau 24 tuần bé đạp thường xuyên hơn. Mẹ khác lại may mắn cảm thấy bé đạp vào khoảng 13 tuần tuổi.

5. Giảm số lần đạp có thể là dấu hiệu xấu

Một em bé khỏe mạnh đạp khoảng 15 đến 20 lần một ngày. Nếu bé giảm cử động, có khả năng thai nhi không nhận được đủ dinh dưỡng hoặc oxy. Mẹ cần được kiểm tra bằng siêu âm, xét nghiệm và đo tim thai để tìm ra nguyên nhân giảm chuyển động của thai nhi. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những bất thường sẽ làm tăng khả năng sống sót khỏe mạnh của thai nhi.

Khác với cách nghĩ của một số người, một em bé ít đạp hơn không có nghĩa là bé có tính cách trầm lặng hơn mà bé cần được giúp đỡ. Nếu sau hơn một giờ em bé không cử động mặc dù mẹ đã ăn một cái gì đó, đây là vấn đề đáng lưu tâm. Đôi khi cử động của thai nhi có xu hướng chậm lại nếu lượng đường của mẹ hạ xuống.

6. Ít đạp hơn không phải luôn luôn là mối lo ngại

Đôi khi bé cũng muốn nghỉ ngơi trong tử cung một khoảng thời gian. Miễn là thời gian nghỉ này nằm trong khoảng 40-50 phút, mẹ có thể chưa cần lo lắng. Ngoài ra, sau tuần thai thứ 36, có thể thai nhi đạp ít đi do bụng mẹ đã trở nên chật chội.

Làm sao theo dõi em bé đạp?

Sau 27 tuần, bạn cần đếm số lần em bé đạp ít nhất một hoặc hai lần mỗi ngày. Có rất nhiều cách khác nhau để đếm những cú quẫy đạp này, hãy hỏi xem bác sĩ muốn bạn theo dõi bằng cách nào.

em bé đạp
Mức độ hoạt động của bé trong bụng mẹ cho thấy tình hình sức khỏe thai nhi

Đây là một trong những cách phổ biến nhất để theo dõi em bé đạp: Chọn một thời điểm trong ngày khi bé có xu hướng hoạt động tích cực nhất (nên chọn cùng một khoảng thời gian mỗi ngày). Ngồi yên hoặc nằm nghiêng để không bị phân tâm. Theo dõi xem trong bao lâu bạn nhận thấy bé chuyển động rõ rệt đủ 10 lần, bao gồm đá, ngọ nguậy hay cử động toàn bộ cơ thể.

Thông thường, bạn sẽ cảm nhận được ít nhất 10 chuyển động của bé trong vòng hai giờ. (Đừng lo lắng, có thể không mất nhiều thời gian đến thế đâu, có khi bạn sẽ cảm thấy 10 cú đá chỉ trong vòng 10 phút đầu tiên.) Nếu bé chuyển động ít hơn 10 lần trong hai tiếng, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x