Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Huyền
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/08/2015

Ăn ít đồ hộp thôi, bầu nhé!

Ăn ít đồ hộp thôi, bầu nhé!
Để đáp ứng những cơn thèm ăn bất chợt khi mang thai, nhiều mẹ dự trữ sẵn đồ ăn vặt và cả đồ hộp 24/7. Thực ra, với giai đoạn đặc biệt này, mẹ nên thận trọng hơn khi đưa ra bất kỳ lựa chọn thực phẩm nào. Đồ hộp có thể được xem là một nhóm tiêu biểu trong số những nhóm thực phẩm cần hạn chế đối với mẹ bầu

Trong đồ hộp có gì?

Không phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm đồ ăn đóng hộp lại nằm trong nhóm những thực phẩm bà bầu không nên ăn. Trong quá trình sản xuất, để tạo mùi vị hấp dẫn và bảo quản được lâu ngày, nhà sản xuất thường thêm một lượng chất phụ gia nhất định vào sản phẩm đóng hộp. Có thể kể đến chất tạo mùi, sắc tố, vị thơm, đường hóa học… Những chất này có thể phòng chống thối rữa, chống ôxi hóa… Ngoài ra còn có chất tạo xốp, chất làm trắng, chất làm kết tủa. Vì thế, nếu sử dụng đồ hộp có chứa các chất này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium botulinum phát triển, có thể khiến mẹ bầu ngộ độc do sức đề kháng yếu, rất nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

Đường hóa học là một thành phần đáng lo ngại khác từ đồ hộp. Mẹ biết không, đường tinh luyện là loại đường nhân tạo duy nhất được phép sử dụng. Đối với các loại đường hóa học, theo quy định của WHO chỉ được phép hấp thụ 0 – 2.5 g đường hóa học/1 kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Chất phụ gia trong thực phẩm không phải là chất dinh dưỡng, ngoài những chất bắt nguồn từ động thực vật, hoặc chất tăng cường ra thì đa phần không phải là thành phần thực phẩm tự nhiên, có khả năng dẫn tới mẫn cảm, trúng độc. Có thể chúng không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ mẹ bầu nhưng lại ảnh hưởng đến sự phát triển phôi thai trong bụng mẹ. Dù hàm lượng chất phụ gia trong thực phẩm đóng hộp không nhiều, song nếu ăn thường xuyên cũng có thể dẫn tới trúng độc dần dần, thậm chí gây ra sảy thai hoặc thai dị tật.

Thực phẩm bà bầu không nên ăn
Hầu hết các loại đồ hộp đều sử dụng chất phụ gia

Bên cạnh đó, mặc dù đồ hộp đã được kiểm định về chất lượng, song ở một số loại, nhiều vitamin có thể bị phân hủy trong quá trình chế biến. Ngoài ra, đồ hộp thường có hàm lượng chất béo không cân đối với chất xơ, chất khoáng nên không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

Lưu ý khi sử dụng đồ hộp trong thai kỳ

Tốt nhất, mẹ không nên ăn thực phẩm đóng hộp, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mang thai. Ở những giai đoạn sau, mẹ có thể sử dụng đồ hộp, nhưng cần hạn chế và cần mua những đồ hộp tại những cửa hàng uy tín, cần kiểm tra kỹ nhãn mác và kiểm định chất lượng trước khi sử dụng.

Để bảo quản được lâu, đồ hộp phải được đóng kín, thanh trùng, do đó những đồ hộp đã mở nắp nhưng chưa dùng hết thì không nên dùng lại. Bên cạnh đó, khi mua đồ hộp, cần chọn loại đồ hộp còn hạn sử dụng dài để tránh hàm lượng sắt, thiếc từ vỏ đồ hộp có thể ngấm vào thực phẩm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x