Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/05/2017

Có thai nên ăn gì tốt và giúp an thai?

Có thai nên ăn gì tốt và giúp an thai?
An thai trong 3 tháng đầu thai kỳ là vấn đề quan trọng với mỗi mẹ bầu. Ngoài việc khám thai định kỳ, mối quan tâm của bà bầu là chuyện có thai nên ăn gì tốt, cần kiêng kỵ gì. Nếu mẹ ốm nghén thường xuyên, ăn cháo sẽ giúp bổ sung đủ dinh dưỡng vừa có tác dụng dưỡng thai tốt.

Từ xưa, dân gian đã lưu truyền những bài thuốc dưỡng thai từ những loại thực phẩm tự nhiên vừa an toàn vừa bổ dưỡng. Có một số món cháo mà từ tuần đầu mang thai cho tới khi sinh bé yêu, mẹ có thể ăn mà không phải lo lắng đến việc có thai nên ăn gì tốt.

Tại sao bà bầu bị động thai?

Trong những tuần đầu thai kỳ nếu thấy cơ thể mệt mỏi, đau bụng thường xuyên và có dấu hiệu ra máu âm đạo, đó chính là dấu hiệu của trường hợp động thai.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai như: Trứng đã thụ tinh bị teo lại; Thai trùm; Bệnh về máu; Bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường)… Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết…

Đối với những mẹ lần đầu mang thai, chưa có kinh nghiệm, điều này thực sự cần lo lắng. Mặc dù động thai chưa thực sự nguy hiểm nhưng là báo hiệu nguy cơ sảy thai nhưng nếu không chăm sóc và ăn uống đúng cách mọi lo lắng sẽ thành hiện thực.

Những món cháo an thai cho mẹ bầu

Ngay khi có những triệu chứng, mẹ bầu cần nghỉ ngơi và lưu ý thêm tới chế độ ăn uống. Mẹ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, ít dầu mỡ, chú ý đến việc kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột. Không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sảy thai.

Theo Đông y, một số món ăn dưới dây có thể giúp an thai:

Cháo cá chép: Nguyên liệu gồm 1 con cá chép nhỏ khoảng 500gr, 100gr gạo nếp, hành lá, gừng củ. Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ. Trước khi ăn cho gia vị, hành lá quấy đều. Ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày món ăn sẽ phát huy tác dụng.

Cháo đậu đen dây tơ hồng: Dùng 50gr đậu đen, 30gr dây tơ hồng, 100gr gạo nếp hoặc gạo tám xoan. Dùng túi vải đựng dây tơ hồng, bỏ vào nấu chung với gạo, đậu đen đã vo sạch, đổ nước vừa đủ nấu cháo loãng. Ngày ăn 1 lần hoặc chia nhỏ bữa.

cháo bí đỏ
Cháo bí đỏ( bí ngô) có tác dụng an thai rất tốt cho bà bầu ốm nghén

Cháo bí đỏ: Nguyên liệu gồm 50gr gạo nếp cái hoa vàng, 50gr bí đỏ, 20gr mạch nha. Bí ngô rửa sạch thái miếng cho vào nồi nấu chung với gạo ngon đã vo sạch cùng với đường mạch nha, đổ nước đun sôi nấu cháo loãng. Ăn ngay lúc nóng.

Cháo đậu đen gạo nếp: Dùng 100gr gạo nếp, 30gr đậu đen. Gạo, đậu vo, rửa sạch cho vào nồi với 1 lít nước nấu thành cháo loãng. Ăn theo bữa.

Các món cháo này mẹ có thể ăn xen kẽ theo từng ngày để đỡ ngán. Nếu bị ốm nghén, mẹ bầu chia nhỏ bữa nhỏ, hâm cháo nóng trước khi ăn.

Một số món cháo ngon cần tránh

Tuy cháo là món dễ ăn với mẹ bầu nhưng không phải loại cháo nào cũng có thể ăn được. Mẹ đặc biệt càng cần kiêng kỵ nếu đang trong thời kỳ dưỡng thai.

Kiêng cháo hải sản

Hải sản tuy tốt cho mẹ bầu từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, cũng có thể ăn ở giai đoạn đầu thai kỳ nhưng có một số loại cá chứa nhiều thủy ngân, rất độc, cần kiêng trong suốt 40 tuần thai như: Cá thu, cá kình, cá mập, cá ngừ xanh, các chỉ vàng, cá kiếm, cá cam, cá chẻm, cá tuyết, cá bơn, cá đuổi…

Không ăn cháo nấu từ khoai tây

Khoai tây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu protein, hàm lượng vitamin B cao, chứa 18 loại axit amin cần thiết. Ăn khoai tây còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Nhưng đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cần hạn chế ăn những món ăn nấu từ khoai tây. Bởi, trong khoai tây có chất kiềm sinh vật (solaninne) .Chất này tích tụ trong cơ thể dễ gây hiệu ứng dị tật, làm cho thai nhi di dạng.

Loại bỏ cháo thực phẩm tái sống

Trong thức ăn tái sống chưa nhiều ký sinh trùng toxoplasmosis, nếu mẹ bầu ăn phải có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm, khó lường. Đó chính là lý do những mẹ mê sashimi hay đồ sống kiểu Nhật cần tuyệt đối giữ gìn.

Chuẩn bị những món ngon cho bà bầu ba tháng đầu là điều quan trọng cho sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu cần an thai càng phải chú trọng hơn tới chuyện có thai nên ăn gì tốt và kiêng kỵ để tránh độc tố ảnh hưởng thai nhi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x