Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/11/2018

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
So với 3 tháng đầu, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa đặc biệt cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất quan trọng, cũng như gia tăng lượng thực phẩm "nạp" vào cơ thể mỗi ngày. Lưu ý dinh dưỡng quan trọng nhất trong giai đoạn này là gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây mẹ ơi!

Khác với các mẹ mang thai 3 tháng đầu, bước qua giai đoạn 3 tháng giữa phần lớn mẹ bầu đã thôi không còn bị cơn ốm nghén hành hạ.

Điều này đồng nghĩa với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa sẽ đa dạng hơn. Đồng thời, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng của mẹ bầu trong giai đoạn này cũng cần tăng thêm khoảng 300-350 calories/ ngày.

Ngoài những dưỡng chất đặc biệt giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng như giảm thiểu sự khó chịu do các triệu chứng thai kỳ, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này cần tăng cường thêm nhiều dưỡng chất để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.

Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần chú ý một số nguyên tắc như sau:

Bà bầu không được ăn kiêng

Bạn không bao giờ nên tìm cách để giảm cân khi đang có bầu, trừ khi bác sĩ của bạn khuyên như thế. Đừng tiếp tục thực hiện các chế độ giảm cân sau khi phát hiện ra mình đang có thai.

Mọi phụ nữ đang mang thai đều được khuyến khích tăng cân trong giai đoạn này.

  • Phụ nữ bị béo phì nên tăng từ 5 tới 9 kg.
  • Phụ nữ bị thừa cân nên tăng từ 7 tới 11 kg.
  • Phụ nữ có cân nặng bình thường nên tăng từ 11 tới 16 kg.
  • Phụ nữ bị thiếu cân nên tăng từ 13 tới 18 kg.
  • Ăn kiêng trong khi đang mang thai có thể làm thai nhi bị thiếu hụt calo, vitamin và khoáng chất.

dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa 1
Mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn uống đầy đủ không ăn kiêng giảm cân gây ảnh hưởng thai nhi

Phụ nữ mang thai không ăn thực phẩm tái sống

Thịt động vật chưa được nấu chín kỹ có thể tồn tại nhiều chủng vi khuẩn như:

  • Ecoli (gây đau bụng, tiêu chảy)
  • Campylobacter (gây đau dạ dày, sốt, co rút)
  • Listeria (gây cảm lạnh, sốt, rối loạn tiêu hóa)
  • Salmonella (sốt, tiêu chảy kéo dài)…

Những tác động trên vô cùng nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiễm độc thai nghén, thậm chí gây sảy thai. Một số thực phẩm cần được loại bỏ khỏi thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa có thể kể đến là:

  • Thịt tái: phở bò tái, bít tết, thịt trong lẩu nhúng…
  • Các món gỏi: gỏi cá, gỏi sứa,…
  • Hải sản hấp nhanh: để đảm bảo độ tươi ngon cho các món hải sản, người nấu thường không hấp chín kỹ. Cách chế biến này không đảm bảo vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hết, vì vậy cần hạn chế các món ăn này.
  • Trứng sống: trứng cá hồi, trứng cá trích, cá chuồn muối, trứng luộc lòng đào, trứng ốp la, kem bánh làm từ lòng trắng trứng, cafe trứng,…
  • Tiết canh.
  • Sushi.

Mẹ bầu nói “không” với thức uống có cồn, chất kích thích

Theo nhiều nghiên cứu tại Mỹ, thức uống có cồn mà người mẹ sử dụng trong thời gian mang thai có liên quan đến một số dị tật về mặt hình thái cũng như khiếm khuyết vận động ở thai nhi.

Caffeine có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến nhịp tim của bé. Những tách cà phê với liều caffeine quá cao có thể gây ra rủi ro tai hại khó lường như sảy thai.

dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa 2
Rượu bia, chất kích thích là kẻ thù của thai kỳ mẹ cần tránh xa

Tất nhiên những thức uống này, uống càng nhiều thì xác suất mắc dị tật càng cao, uống ít thì xác suất thấp hơn. Nếu thèm, mẹ bầu chỉ nên nhấm nháp một lượng cà phê nhỏ mỗi ngày hoặc một ly rượu vang nhỏ vào dịp đặc biệt.

Như vậy mẹ bầu có thể thỏa mãn cơn thèm mà vẫn an toàn cho con.

Hạn chế tối đa nêm nếm thức ăn bằng gia vị, bột ngọt

Bột ngọt ( mì chính) đã được nhiều các nghiên cứu khoa học xác định về tác hại đối với sức khoẻ người sử dụng, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Bà bầu thường xuyên sử dụng mì chính với liều lượng cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Mẹ bầu thường xuyên tiêu thụ mì chính trong thai kỳ sẽ gây ra thoái hoá các tế bào não của thai nhi. Nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Nó cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh mãn tính trầm trọng như hen suyễn, bệnh về tuyến giáp, tiểu đường thậm chí dị ứng ở bà bầu.

Mang thai 3 tháng giữa cần bổ sung gì?

Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn quan trọng. Lúc này mẹ cần cung cấp thật nhiều dinh dưỡng khi mang thai để bé phát triển khỏe mạnh.

Bổ sung đầy đủ sắt và canxi

Đây là 2 dưỡng chất cực quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình mang thai, nhất là 3 tháng giữa. Lúc này thai nhi đang trong thời điểm “cao trào” để phát triển hệ xương, răng, mặt, chân tay.

Bổ sung đầy đủ sắt và canxi là mẹ đã giúp bé xây dựng được một nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này. Ngoài ra, sắt cho bà bầu còn giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh bị thiếu máu gây nên tình trạng choáng váng và mệt mỏi.

Tương tự, nếu cung cấp đủ canxi mẹ bầu cũng tránh được hiện tượng loãng xương sau khi sinh.

Kẽm – Dưỡng chất không thể thiếu

Đối với thai nhi kẽm có tác dụng duy trì tổng hợp protein cho cơ thể, giúp phân chia, sinh trưởng và tái sinh tế bào một cách bình thường, giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.

Việc thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn cả thai nhi. Cơ thể người mẹ trở nên mệt mỏi, tình trạng ốm nghén nặng có thể kéo dài sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ.

Nó làm mẹ bầu buồn nôn, chán ăn hay khả năng dự trữ năng lượng tạo sữa sau này sẽ thấp. Thai nhi không đủ kẽm dẫn đến xương kém phát triển, nhẹ cân, chiều cao thấp, thai dễ bị dị dạng.

Vậy nên, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cần cần bổ sung 20 mg kẽm/ ngày.

Cung cấp vitamin D cho cơ thể

Vitamin D được xem như là một dẫn chất quan trọng, nó giúp cơ thể hấp thụ canxi, phốt pho một cách dễ dàng hơn, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ.

Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy những bé có mẹ bổ sung đầy đủ vitamin D trong thai kỳ sẽ có khả năng ngôn ngữ nổi trội hơn hẳn so với những bé khác.

dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa 3
Vitamin D đóng vai trò lớn trong sự phát triển của thai nhi

DHA tăng cường chức năng não bộ

DHA là một loại axit béo Omega-3 có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thần kinh và quá trình phát triển trí não của thai nhi.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, DHA còn có tác dụng giúp kích thích cơ thể mẹ sản xuất nhiều hồng huyết cầu đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho thai nhi.

Đặc biệt, trong 3 tháng giữa thai kỳ não độ bé đang có bước những bước phát triển vượt bậc, vì vậy DHA là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa.

Tăng cường bổ sung vitamin A cho thai nhi

Việc mẹ bầu bổ sung đủ lượng vitamin A cần thiết khi mang thai sẽ giúp cho bé yêu phát triển toàn diện hơn từ tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và cả hệ thần kinh trung ương.

Hơn nữa, vitamin A còn giúp ngăn ngừa nguy cơ hen suyễn của bé sau khi sinh hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất. Không dừng lại ở đó, vitamin A còn có công dụng hỗ trợ sự phục hồi của mô sau sinh.

Bà bầu 3 tháng giữa nên uống sữa gì?

Điều quan trọng ở đây là các bạn phải biết lựa chọn sữa uống có nguồn gốc, nơi xuất xứ rõ ràng và hạn sử dụng của sữa như thế nào để tránh việc mua hàng giả.

Đồng thời, bạn cần tìm hiểu thêm từ các bà mẹ đã có kinh nghiệm trước hoặc nhờ tư vấn từ bác sĩ để được hiểu thêm thông tin chi tiết.

dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa 4
Mẹ có thể bổ sung thêm sữa để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi

Hiện nay, trên thị trường có một số sữa bột được bán chạy nhất và các bà bầu cảm thấy ưa chuộng nhất như: sữa XO, Similac Mom, Friso Gold Mum, Nuti Enplus, Ensure…

Một số bà bầu 3 tháng giữa rất kén ăn, nên việc uống sữa cũng rất khó. Nếu trường hợp các bà mẹ không thể uống được sữa bột thì có thể dùng sữa tươi đã qua triệt trùng, sữa đậu nành…

Mang bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên uống thuốc gì?

Ngoài việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong thức ăn hàng ngày, mẹ bầu có thể uống thêm một số loại thuốc bổ sung các chất như protein, canxi, sắt, axit folic, vitamin D, vitamin C, DHA, omega 3, omega 9…

Trong giai đoạn này, các mẹ cần ưu tiên thuốc bổ sung canxi bởi bé đang trong quá trình phát triển hệ xương. Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi thì thai nhi sẽ lấy canxi của mẹ. Từ đó mẹ dễ bị các chứng loãng xương, rụng răng…

Lưu ý chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ trong tam cá nguyệt thứ 2

Mang thai 3 tháng giữa, trung bình mỗi tháng mẹ có thể tăng thêm từ 2-2,5 kg. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không cần tăng cân quá nhiều trong giai đoạn này.

Bởi 3 tháng cuối mới là giai đoạn thai nhi phát triển vượt trội cần được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng. Kiểm soát cân nặng không khó, MarryBaby mách mẹ vài bí quyết nhỏ nhé!

  • Bắt đầu ngày mới bằng một bữa sáng dinh dưỡng, đa dạng các nhóm chất.
  • Bữa trưa, bữa tối và các bữa phụ trong ngày ưu tiên trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn cũng như các món tráng miệng nhiều đường.
  • Chọn đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe như: phô mai ít béo, sữa chua, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt cho các bữa ăn phụ.

Nhìn chung, tam cá nguyệt thứ 2 là khoảng thời gian để mẹ bầu bồi bổ, nghỉ ngơi sau 3 tháng đầu ốm nghén mệt mỏi. Thời gian này, dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cần được đảm bảo giúp thai kỳ khỏe mạnh. Vì lúc này, em bé bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay và đặc biệt não cũng phát triển ở thời kỳ cao điểm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x