Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/10/2020

"Giải cứu" mẹ khỏi 5 bệnh thường gặp khi mang thai, cập nhật ngay cẩm nang bà bầu cần biết

"Giải cứu" mẹ khỏi 5 bệnh thường gặp khi mang thai, cập nhật ngay cẩm nang bà bầu cần biết
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, sự phát triển của thai nhi cũng ít nhiều bị tác động nếu mẹ bầu lỡ mắc phải 5 loại bệnh thường gặp trong thai kỳ sau đây. Không cần hoang mang quá mức, MarryBaby sẽ bật mí cho mẹ những cách đối phó bệnh hiệu quả ngay trong cẩm nang bà bầu. Đừng bỏ lỡ nhé!

“Giải cứu” mẹ khỏi 5 bệnh thường gặp khi mang thai

Để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, MarryBaby bật mí những tuyệt chiêu đối phó 5 căn bệnh phổ biến nhất trong thai kỳ. Mẹ tham khảo ngay cẩm nang bà bầu sau nhé!

Cẩm nang bà bầu: Bảo vệ sức khỏe khi mang thai
Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ không còn là “giấc mơ xa vời” nếu mẹ biết những tuyệt chiêu phòng bệnh hiệu quả trong cẩm nang bà bầu sau

1. Táo bón khi mang thai

Đây là bệnh phổ biến ảnh hưởng đến 50% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể kết hợp cùng với sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn gây chèn ép các cơ quan trong ổ bụng. Hơn nữa, uống bổ sung sắt khi mang thai tuy có thể ngăn ngừa thiếu máu nhưng ngược lại sẽ dẫn đến chứng táo bón khi mang thai.

Cẩm nang bà bầu: Tuyệt chiêu chống táo bón

  • Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… vào thực đơn dinh dưỡng khi mang thai.
  • Nước táo và mận khô được xem là thuốc nhuận tràng tự nhiên, mẹ bầu có thể thử nếu triệu chứng táo bón ngày càng nặng hơn.

2. Bà bầu bị tiêu chảy

Một số mẹ bầu lâm vào tình trạng bị tiêu chảy. Triệu chứng này có thể là hậu quả của việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, hoặc do việc uống bổ sung vitamin. Ngoài ra, vệ sinh ăn uống cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai.

Cẩm nang bà bầu: Khắc phục hậu quả do tiêu chảy

  • Đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị kịp thời. Không tự ý uống thuốc, bởi một số loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
  • Tiêu chảy sẽ gây mất nước, vì vậy mẹ bầu nên bổ sung lại lượng nước đã mất. Chỉ nên uống nước đun sôi để nguội, không nên uống các loại nước ép, nước ngọt có ga.
  • Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, ngũ cốc, bánh quy…

3. Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai

Bệnh xảy ra khi sự cân bằng tự nhiên của các loại vi khuẩn trong âm đạo bị phá vỡ. Có 4 loại nhiễm trùng phổ biến và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe bà bầu: viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men, viêm âm đạo trichomoniasis và nhiễm strep B âm đạo.

Cẩm nang bà bầu: Điều trị và phòng ngừa

  • Tránh mặc quần áo ẩm ướt, đặc biệt là đồ lót. Sau khi tắm hoặc đi bơi, bầu nên thay đồ lót sạch. Ưu tiên quần lót có chất liệu cotton, thoáng mát.
  • Khi vệ sinh vùng kín nên lau từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn có cơ hội tiếp cận cô bé.
  • Đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường: ngứa, rát, huyết trắng có màu, mùi lạ… Tùy theo từng loại viêm nhiễm, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
  • Nếu bị nấm âm đạo, mẹ bầu nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, bởi đường là thức ăn cho các loại nấm. Đồng thời, mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua. Nghiên cứu cho thấy ăn sữa chua cũng có tác dụng ngăn ngừa nấm phát triển.

4. Bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp có 2 dạng: cao huyết áp mãn tính hoặc cao huyết áp thai kỳ. Với những mẹ bầu bị cao huyết áp thai kỳ, bệnh thường xuất hiện vào tuần thứ 20 và biến mất sau khi sinh 6 tuần.

Dù ở trường hợp nào, cao huyết áp khi mang thai cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: sảy thai, sinh non, tổn thương thận. Nguy hiểm nhất có thể gây tiền sản giật và sản giật.

Cẩm nang bà bầu: Bảo vệ mẹ khỏi cao huyết áp

  • Hạn chế ăn mặn, đồng thời giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, nhất là những mẹ bầu có tiền sử huyết áp mãn tính, mẹ bầu trên 40 hoặc phụ nữ béo phì, thấp khớp, tiểu đường, có bệnh thận, mang đa thai.
  • Thường xuyên tập thể dục khi mang thai.
  • Tránh đồ uống có cồn và thuốc lá, cũng như cân nhắc cẩn thận khi uống thuốc.

5. Tiểu đường thai kỳ

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin, gây thiếu hụt không đủ để chuyển hóa glucose, dẫn đến tồn đọng glucose trong máu gây tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên nếu đã từng bị tiểu đường trong lần trước đó, nguy cơ tái phát sẽ cao hơn trong lần mang thai tiếp theo.

Cẩm nang bà bầu: Ăn đúng khi bị tiểu đường

90% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát bệnh nhờ một chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp.

  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa carbonhydrate dạng đơn giản, các loại bánh ngọt, kẹo, món ăn nhiều đường, bởi thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường trong máu của mẹ bầu. Thay vào đó, nên tăng cường carbonhydrate phức tạp và ít chất béo bão hòa.
  • Ăn nhiều chất xơ.
  • Tuyệt đối không nên bỏ bữa. Thay vào đó, bầu nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa, đều đặn.

Kiến thức sơ đẳng khác mà bà bầu cần biết

1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Mẹ bầu nên tập trung ăn uống lành mạnh, đủ 3-5 khẩu phần rau quả/ngày. Đừng quên chuẩn bị vài món ăn nhẹ lành mạnh để cứu cánh cho những khoảnh khắc thèm ăn hay ốm nghén. Mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bột, đường , đạm và vitamin trong suốt thai kỳ. Chia nhỏ bữa ăn để hạn chế nạp quá nhiều năng lượng cho cơ thể. Trung bình, mỗi ngày bạn chỉ nên bổ sung thêm khoảng 300 – 400 calo tùy vào giai đoạn và cân nặng của bạn trước khi mang thai. Bổ sung đủ nước và tránh những thực phẩm có hại cho mẹ bầu.

Tăng cân thông minh

Tăng cân khi mang thai đâu phải hoàn toàn do mỡ, bạn cần biết rằng trọng lượng đáng kể trong thời gian mang thai đến chủ yếu từ em bé, nước ối, nhau thai. Vì vậy, đừng cố gắng ăn kiêng để giữ dáng bà bầu nhé!

Khuyến cáo trọng lượng cho mẹ bầu khi mang thai là tăng khoảng 11-15kg tùy vào trọng lượng ban đầu của từng người. Mục tiêu ở đây mang tính chất chậm và ổn định. Điển hình, trong 3 tháng đầu, bà bầu có thể tăng cân ít hoặc sụt một vài cân do ốm nghén. Qua tam cá nguyệt thứ 2, khi mọi chuyện đã dần quen thuộc, lúc này cân nặng cần tăng dần đều và tăng tốc hoặc hãm phanh tùy vào trọng lượng lúc bà bầu sắp “cán đích”.

2. Đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ

Chuẩn bị trước những kiến thức cơ bản cũng là cẩm nang bà bầu giúp bạn biết cách ứng phó trước những biến chứng khi mang thai.

Nhau thai bám thấp: Chỉ có 5% thai phụ gặp phải tình trạng này. Bác sĩ sẽ siêu âm và xác định liệu bạn có nên sinh mổ để an toàn hơn.

Tiểu đường thai kỳ: Vào tuần thứ 24 -28 của thai kỳ, có khoảng 3-8% phụ nữ mang thai có mức đường huyết lên cao quá mức quy định. Thông thường, các trường hợp này sẽ tự động hết khi kết thúc quá trình mang thai. Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng, tránh những món ngọt hoặc quá nhiều đường. Một số trường hợp cơ thể không sản sinh đủ insulin, bác sĩ có thể kê toa để bạn được tiêm bổ sung.

Tiền sản giật: 10% phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi tiền sản giật trong thai kỳ của mình. Đặc biệt, những thai phụ có tiền sử cao huyết áp có nguy cơ bị tiền sản giật khá cao. Sinh mổ là lựa chọn được cân nhắc trong các trường hợp bị tiền sản giật.

Thiếu ối: Tại các thời điểm khác nhau trong thai kỳ, có 4% mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu ối. Nếu gặp trường hợp này, mẹ bầu cần được theo dõi cẩn thận để đảm bảo bé cưng vẫn có thể phát triển một cách bình thường.

Lo ngại cho sức khỏe: Khi nào mẹ cần nằm im?

Bà bầu nên thường xuyên vận động là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, bạn có biết một số trường hợp mẹ bầu bị chỉ định phải nằm yên, hạn chế di chuyển, vận động mạnh?

Cẩm nang bà bầu: Những trường hợp bầu nên nằm im
Tham khảo ngay những thông tin trong cẩm nang bà bầu dưới đây để đảm bảo sức khỏe của mình, mẹ bầu nhé!

Có tiền sử hoặc dấu hiệu sinh non, sảy thai: Mẹ đã từng sinh non trong lần mang thai trước hoặc đang phải đối mặt với những dấu hiệu chuyển dạ sinh non cần đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị sớm. Tương tự, nếu đã từng sảy thai hoặc có dấu hiệu như chảy máu âm đạo bất thường, bầu cũng nên cẩn thận khi vận động, di chuyển. Đi lại nhiều, vận động mạnh có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Mang thai đôi, đa thai: Trong trường hợp này, áp lực đè nén lên tử cung của mẹ ở giai đoạn cuối thai kỳ là cả một vấn đề nghiêm trọng. Áp lực này có thể làm tử cung mở sớm hơn thời hạn, dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai cao hơn.

Nhau thai bất thường: Bất cứ vấn đề nào liên quan đến nhau thai cũng có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu có thể sẽ phải nằm im và hạn chế vận động cho đến khi nhau thai trở lại bình thường.

Mẹ bầu có vấn đề sức khỏe: Bệnh tim mạch, cao huyết áp, hen suyễn… tốt nhất nên hạn chế vận động mạnh.

Nếu bị chỉ định nằm bất động, tốt nhất bầu nên hỏi rõ về các nguyên tắc. Từ tư thế nằm, ngồi, danh sách những việc được làm, những việc không để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.

6 “Không” cần nhớ sau khi ăn

Ngoài chế độ dinh dưỡng khi mang thai, thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời cũng sẽ tác động xấu đến sức khỏe mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Trong vòng ít nhất 30 phút sau khi ăn xong, mẹ bầu không nên làm điều gì? MarryBaby bật mí ngay trong cẩm nang bà bầu sau đây nhé!

Cẩm nang bà bầu: Sau khi ăn không nên làm gì
Mẹ bầu cần lưu ý đến những nguyên tắc sau khi ăn để tránh gây tác động xấu đến thai kỳ

1. Không nên uống viên sắt

Phụ nữ có thai sẽ hấp thụ sắt kém hơn sau khi vừa ăn xong. Tốt nhất mẹ nên đợi khoảng 30 phút sau ăn rồi mới uống sắt.

2. Không uống nước chè xanh

Trà xanh chứa nhiều axit tanna, sẽ làm kết tủa protein và chất sắt có trong thức ăn gây nên chứng khó tiêu. Khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng giảm hẳn.

3. Không nên ăn hoa quả, uống nước trái cây

Việc dùng thêm trái cây ngọt sau khi ăn sẽ khiến cho đường huyết tăng cao đột ngột khiến mẹ bầu dễ mắc các chứng bệnh nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, lượng thức ăn trong dạ dày nhiều làm cho cơ thể không kịp hấp thu các loại vitamin có trong hoa quả. Ngoài ra, một số loại trái còn làm mẹ bầu dễ bị ợ chua. Tốt nhất, bầu chỉ nên ăn hoa quả trước hoặc sau khi ăn 1-2 tiếng.

4. Không đi tắm

Với phụ nữ mang thai, việc tắm ngay sau khi ăn khiến các mạch máu trong cơ thể giãn nở to hơn bình thường. Máu bị dồn xuống phần thân dưới nên lượng máu cung cấp cho khoang bụng bị thiếu hụt không đủ để hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bị hạ đường huyết một cách đột ngột gây tác động đến thai nhi. Mẹ nên đợi khoảng hơn 1 tiếng sau khi ăn mới đi tắm nhé!

5. Không nên nằm nghỉ

Khi mang thai, mẹ bầu không nên làm điều này sau khi ăn vì có thể khiến não rơi vào trạng thái ức chế kéo theo đó là sự ngưng nghỉ của toàn bộ cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa.

Nguy hiểm hơn, ngủ say sau ăn còn làm cho huyết dịch ở não chảy về dạ dày. Lúc này huyết áp hạ thấp lượng oxy không đủ cung cấp cho não càng làm tăng sự mệt mỏi.

6. Không nên đi dạo

Nếu mẹ đi dạo trong lúc này sẽ làm cho lượng máu đến các cơ quan của hệ tiêu hóa bị giảm đi đáng kể nên việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn bị cản trở.

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bị đau bụng và buồn nôn vì thức ăn vẫn còn nhiều trong dạ dày. Để đảm bảo tốt cho sức khỏe thai kỳ, cẩm nang bà bầu cũng khuyên rằng mẹ nên đi dạo sau bữa ăn ít nhất là 30 phút.

Cẩm nang bà bầu làm đẹp: Bổ sung dinh dưỡng cho làn da

Chăm sóc da khi mang thai
Nám, tàn nhang, rạn da… là những vấn đề về da đang làm nhiều mẹ bầu lo lắng

1. Những thay đổi về da thường gặp nhất trong thai kỳ

  • Nám da, tàn nhang: Sự tăng sắc tố trong nội tiết tố làm xuất hiện những mảng tối màu trên da ở bất kỳ vị trí nào. Trán, má, mũi và cằm là những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
  • Mụn và mụn trứng cá: Thường xuất hiện nhiều ở mặt và lưng. Hiện tượng này có thể hết sau khi kết thúc thai kỳ.
  • Rạn da: Tình trạng này xảy ra với 90% mẹ bầu. Thoạt đầu tiên là những vệt màu hồng hoặc đỏ nhạt, sau một thời gian chuyển thành trắng hoặc đen. Vùng da bị rạn sẽ trùng lại so với vùng da khác và thường rạn ở phần bụng, ngực.
  • Suy giãn tình mạch: Là những tĩnh mạch xanh, đỏ xuất hiện trên đôi chân của mẹ bầu trong thời gian mang thai. Hiện tượng này xảy ra bởi vì cơ thể cần cung cấp thêm lưu lượng máu cho thai nhi.

2. Giải cứu làn da khi mang thai

Để có được làn da trắng sáng đẹp mịn màng, cẩm nang bà bầu cho rằng bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với các thực phẩm tốt cho da.

Giải quyết làn da khô

Cẩm nang bà bầu lúc này là uống nhiều nước mỗi ngày để đào thải các độc tố ra bên ngoài.. Đây là việc giúp cho làn da trở nên khỏe khoắn hơn, đẹp hơn.

Khoảng 30 phút uống một ly, tránh đợi đến khi khát quá mới chịu uống, bầu nhé!

Cẩm nang bà bầu: uống nhiều nước làm đẹp da
Uống nhiều nước vừa tốt cho sức khỏe mẹ và bé vừa giúp cho làn da trở nên khỏe khoắn hơn, đẹp hơn

Da sáng, nám bay!

Vitamin C tham gia vào việc sản xuất collagen và bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do, llàm chậm quá trình lão hóa, tăng cường khả năng đề kháng, đặc biệt giúp da trắng sáng và giảm vết thâm nám hiệu quả. Mẹ nên tăng cường sử dụng nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, ớt (đỏ, vàng, xanh)… Đây là một bí quyết của cẩm nang bà bầu đấy!

“Đuổi” mụn hiệu quả

Cẩm nang bà bầu nhắc bạn nhớ ngay tới rau chân vịt và bông cải xanh chứa nhiều folate, sắt cùng hàm lượng vitamin A, B, C cùng khoáng chất magie, kali, axit tự nhiên giúp chống lão hóa, chống khô da cực hiệu quả. Hơn nữa, ăn nhiều rau chân vịt có tác dụng “thổi bay” mụn và mụn trứng cá trong giai đoạn bầu bì rất hữu hiệu.

Nuôi da, nuôi từ gốc

  • Cà rốt có vitamin A, C, chất xơ và chất chống oxy hóa β-carotene làm trắng và mịn da. Ngoài ra, chất pectin dồi dào còn giúp loại bỏ chất độc hại trong cơ thể ra bên ngoài.
  • Khoai tây có tác dụng tẩy trắng tự nhiên, chứa nhiều enzyme và protein giúp da khỏe mạnh, chống lão hóa, duy trì nét tươi trẻ cho làn da.
  • Không chỉ tốt cho đường tiêu hóa, củ cải trắng là loại củ tốt nhất để làm sáng màu da. Với hàm lượng vitamin C dồi dào, sử dụng củ cải trắng thường xuyên sẽ giúp kiềm chế sự hình thành melanin, ngăn chặn các sắc tố làm tối da.
  • Ngoài công dụng phát triển và tăng cường chức năng não bộ thai nhi, omega-3 cũng giúp làm giảm nếp nhăn và tăng độ đàn hồi cho da. Thực phẩm giàu Omega-3 gồm có cá hồi, chế phẩm từ đậu nành, rau có màu xanh đậm, quả óc chó…

Nói “Không!” với hóa chất khi dọn dẹp

Với phụ nữ mang thai, việc sử dụng hóa chất tẩy rửa có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi.

Bạn có thể hạn chế tối đa ảnh hưởng của hóa chất bằng cách sử dụng chất tẩy rửa thiên nhiên, vừa hiệu quả, vừa thân thiện với sức khỏe bà bầu. Công thức tẩy rửa “thần thánh” sẽ được bật mí trong cẩm nang bà bầu sau đây, đừng bỏ lỡ bạn nhé!

Cẩm nang bà bầu: Nói không với hóa chất tẩy rửa
Cẩm nang bà bầu với những mẹo vệ sinh nhà cửa “cực chất” cho mẹ

1. Cẩm nang bà bầu: Vệ sinh nhà tắm với dung dịch tự chế “cực chất”

Nguyên liệu

  • 3 chục vỏ trứng để làm khoảng 3/4 chén bột canxi
  • 1/2 chén baking soda
  • 15-20 giọt tinh dầu yêu thích, tốt nhất nên sử dụng tinh dầu cam, quýt

Cách làm

  • Rửa sạch vỏ trứng
  • Dùng nồi hầm xương để đun sôi khoảng 3-4 lít nước. Khi nước sôi, hạ bớt lửa sau đó thả vỏ trứng vào. Nấu trong khoảng 10 – 12 phút.
  • Đặt vỏ trứng lên khay nướng bánh, chú ý lộn ngược chúng lại. Để khô tự nhiên trong khoảng 8 -12 giờ. Cho vào lò nướng ở 200 độ để chúng khô hoàn toàn, khoảng 10 phút .
  • Xay nhuyễn vỏ trứng thành bột
  • Trộn bột vỏ trứng, baking soda và các loại tinh dầu cho đến khi tinh dầu thấm hoàn toàn vào hỗn hợp.
  • Cho hỗn hợp vào một lo thủy tinh có đặt một miếng lưới ngựa trên miệng. Cất hỗn hợp ở nơi khô thoáng, mát mẻ. Khi cần sử dụng, bạn chỉ việc mở nắp, và rắc hỗn hợp tự chế lên vết bẩn.

Quá trình “xử lý” những quả trứng, mẹ bầu đừng ngại nhờ anh xã giúp 1 tay, sẵn tiện “huấn luyện” chàng quen dần với một số việc nhà luôn, mẹ bầu nhé!

2. Khử trùng nhà vệ sinh

Baking soda là một hoạt chất thân thiện có mặt trong cẩm nang bà bầu. Baking soda kết hợp với một số loại tinh dầu vừa có thể giúp bạn chống vi khuẩn, vừa mang lại cho nhà vệ sinh một mùi thơm dễ chịu. Trộn một ít baking soda, thêm một số loại tinh dầu như dầu cây trà cho nó là chất chống vi khuẩn và chanh hoặc một mùi hương mà bạn thích. Rắc hỗn hợp vừa pha vào chỗ bẩn cần vệ sinh, dùng bàn chải chà, những vết bẩn sẽ nhanh chóng biến mất. Với những vết nấm mốc trên sàn, bạn có thể nhanh chóng tẩy sạch bằng một chút rượu.

3. Giữ nhà bếp khỏi các vết bẩn

Bạn sẽ tự tin với bí quyết sau đây, cũng là cẩm nang bà bầu. Bạn trộn baking soda với nước cốt chanh hoặc giấm để chà sạch các vật dụng trong bếp. Nếu thích dùng bình xịt, bạn có thể pha loãng nước và giấm. Để làm sạch vật dụng bằng thép không gỉ, bạn nên sử dụng baking soda và dấm. Bồn rửa bát hoặc chảo bẩn sẽ sạch hơn nếu thêm một ít muối khi tẩy rửa. Muốn loại bỏ dễ dàng những thực phẩm “mắc kẹt” trong nồi, bạn nên đun sôi nước và baking soda.

Với những đồ dùng bằng gỗ, bà bầu có thể trộn đều 1/4 chén dầu ôliu cùng 1/8 chén nước chanh và 1 muỗng giấm trắng. Dùng vải mềm thấm hỗn hợp, lau nhẹ trên các đồ dùng bằng gỗ để làm sạch.

Những đồ dùng bằng gỗ, mẹ có thể trộn 1 chén dấm, 1 muỗng cà phê muối, và 1/4 chén bột. Sau đó, dùng môt miếng vải mềm thấm hỗn hợp để chùi rửa các vật dụng bằng bạc. Ngâm trong 20-30 phút, rồi rửa sạch bằng nước rửa chén.

4. Xua đuổi côn trùng xung quanh nhà

Không chỉ có tác dụng làm sạch, giấm còn có thể dùng để đuổi kiến hiệu quả. Phun giấm lên bất kỳ khu vực nào có kiến và bạn sẽ không phải gặp lại những anh bạn tí hon này một lần nào nữa. Húng quế, bạc hà, sả, lá hương thảo, cây sả, tỏi, cúc vạn thọ cũng là những “tay” đuổi kiến và côn trùng siêu hạng. Bạn chỉ việc trồng chúng ở ngoài sân, ngay cạnh cửa ra vào hoặc cửa sổ.

Bà bầu nên kiêng gì khi làm việc nhà?

Ngoài những việc phải tiếp xúc với hóa chất, để đảm bảo an toàn, bà bầu cũng nên cẩn trọng với một số việc nhà sau đây. Tốt nhất, bạn có thể “nhường” hẳn cho anh xã.

  • Nếu có nuôi thú cưng, đặc biệt là mèo, bầu nên nhờ anh xã xử lý “sản phẩm” của người bạn nhỏ này. Phân mèo chứa ký sinh trùng tên toxoplasmosis, có thể gây dị tật thai nhi nếu lỡ thâm nhập vào cơ thể.
  • Công việc dùng nhiều sức: Dù không mệt mỏi và vẫn đủ sức, nhưng bà bầu cũng không nên đụng đến những công việc nhà cần đến nhiều sức như bưng bê, làm vườn, dọn dẹp bàn ghế…
  • Việc phải leo trèo, phải đứng trên ghế, thang… đều không thích hợp với bà bầu, bởi nguy cơ té ngã, chấn thương rất cao.
  • Việc phải duy trì 1 tư thế quá lâu như đứng rửa chén, nấu ăn, ngồi giặt đồ bằng tay…, hoặc bất cứ công việc nào làm bạn cảm thấy khó chịu.

Cẩm nang bà bầu với những thông tin hay, thú vị sẽ hỗ trợ phần nào cho hành trình mang thai của mẹ. Còn rất nhiều thông tin đang chờ mẹ bầu khám phá. Đừng quên cập nhật thông tin mỗi ngày cùng MarryBaby, bầu nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x