Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/09/2020

Bà bầu bị tiêu chảy: Cẩn thận kẻo ảnh hưởng con!

Bà bầu bị tiêu chảy: Cẩn thận kẻo ảnh hưởng con!
Ngoài một số phiền toái nho nhỏ, phần lớn trường hợp bà bầu bị tiêu chảy đều có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một vài trường hợp nghiêm trọng, đau bụng tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu

Bà bầu bị tiêu chảy

Tuy nhiên, sự đổi hormone thai kỳ khiến hệ miễn dịch của bà bầu suy giảm khiến sức khỏe đường ruột yếu nên dễ bị tiêu chảy hơn bình thường. Vì thế, mặc dù cùng ăn ở một quán ăn, nhưng nguy cơ đau bụng tiêu chảy ở bà bầu cao hơn, do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch suy yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến tình trạng “tào tháo rượt”.

2. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khi mang thai có thể gây ra sự mất cân bằng giữa các dưỡng chất khiến nhu động ruột bị thay đổi đột ngột, dẫn đến tiêu chảy.

Bà bầu bị tiêu chảy

3. Vitamin

Nhiều bà bầu bổ sung vitamin trước khi sinh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy.

4. Nguyên nhân khác

Bà bầu cũng có thể bị tiêu chảy do các vấn đề về sức khỏe như:

  • Bệnh crohn
  • Bệnh celiac hoặc cường giáp
  • Bệnh do virus hoặc vi khuẩn
  • Thuốc kháng sinh

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bị tiêu chảy bà bầu nên ăn gì hoặc không nên ăn gì? Những gợi ý sau đây có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.

1. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

♦ Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa

Khi bị tiêu chảy, bà bầu nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa và không gây kích thích dạ dày.

Một số món ăn dễ tiêu hóa mà bạn nên duy trì trong thời gian này bao gồm:

  • Các loại súp, đặc biệt là súp gà
  • Các loại cháo, đặc biệt là cháo gàBà bầu bị tiêu chảy nên ăn móng lỏng như cháo

♦ Thực phẩm bà bầu nên ăn khi bị tiêu chảy

Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên ăn các thực phẩm nhạt để giúp phục hồi chất điện giải bị mất do bị tiêu chảy. Bạn có thể ăn:

  • Táo
  • Chuối
  • Khoai tây
  • Cơm
  • Bánh mặn
  • Bánh mì nướng
  • Thịt nạc
  • Các loại rau

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu có thể ăn các loại quả chát không gây ảnh hưởng đến thai kỳ như:

  • Sung xanh
  • Chuối xanh
  • Ổi xanh

♦ Đồ uống tốt cho bà bầu khi bị tiêu chảy

không nên uống cà phê khi bị tiêu chảy

Những lưu ý khi bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy cần lưu ý một số điều sau đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

1. Vệ sinh kỹ

Khi bị tiêu chảy trong thai kỳ, bà bầu cần giữ gìn vệ sinh kỹ hơn để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi vì khi đi phân lỏng, vi khuẩn sẽ dễ dàng di chuyển lên đường tiết niệu và gây nhiễm trùng.

Vì thế, bạn cần chú ý lau từ trước ra sau và thay giấy trước khi lau lại lần nữa.

2. Đến bệnh viện

Mặc dù tiêu chảy rất phổ biến trong thai kỳ và không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, song nếu có các triệu chứng sau, bà bầu cần đến bệnh viện để được điều trị sớm vì có thể đó là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc mất nước.

  • Tiêu chảy kéo dài
  • Bị co thắt bụng
  • Thai nhi ít cử động hơn bình thường
  • Mất nước
  • Sốt hoặc nôn
  • Phân lẫn máu
  • Đau bụng dưới

Vấn đề về bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì hoặc không nên ăn gì mà Marry Baby vừa giải đáp có thể chưa phải là tất cả. Vì vậy, các mẹ có thêm bí quyết gì hay để chữa tiêu chảy khi mang thai thì hãy chia sẻ thêm dưới bài viết này nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x