Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/05/2023

Nắng nóng bà bầu ăn gì cho mát để vừa tốt cho mẹ vừa tốt cho thai nhi

Nắng nóng bà bầu ăn gì cho mát để vừa tốt cho mẹ vừa tốt cho thai nhi
Mang thai, trọng lượng cơ thể tăng, cả thân nhiệt cũng tăng. Mùa lạnh, mát mẻ thì không sao, hễ cứ đến mùa hè là lại bứt rứt nóng nực, đứng ngồi không yên. Do đó, bà bầu biết ăn gì cho mát trong những ngày hè nóng bức cũng rất quan trọng.

Hạ nhiệt không phải là làm giảm thân nhiệt, mà chủ yếu là làm giảm sự chuyển hóa của cơ thể, giảm sự tạo ra nhiệt bên trong cơ thể, hoặc giúp thải bỏ nhanh các chất chuyển hóa khỏi cơ thể. Vì vậy, việc lựa chọn đúng thực phẩm để giải nhiệt là rất quan trọng.

Bà bầu ăn gì cho mát?

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ cần một lượng nước nhiều hơn mỗi ngày. Không chỉ tốt cho người bình thường, việc uống nhiều nước là cực kỳ có lợi cho mẹ bầu. Nó giúp cơ thể bạn không bị mất các chất điện phân, giúp hạn chế chứng táo bón khi mang thai. Dù không khát, mẹ bầu cứ uống nước nhiều nhất có thể nhé. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý ăn một số nhóm thức ăn sau.

1. Nhóm rau xanh, trái cây tươi

Với câu hỏi mẹ bầu bị nóng trong người nên ăn gì thì rau xanh và trái cây tươi là những thực phẩm rất tốt trong mùa nóng. Chung không chỉ cung cấp các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ mà còn chứa các thành phần chống oxy hóa và giúp tăng sức đề kháng. Trung bình mỗi ngày bà bầu nên bổ sung ít nhất 200g trái cây và 300g rau xanh các loại.

Rau trái ăn dưới dạng tươi sống và ăn luôn cả xác sẽ tốt hơn ép lấy nước uống. Các loại trái cây nhiều nước và ít ngọt như thanh long, bưởi, thơm, cam quýt, dưa gang… sẽ giúp hạ nhiệt tốt hơn các loại trái cây ngọt như chuối, mít, nhãn…

2. Bà bầu nóng trong người nên ăn gì? Thực phẩm giúp an thần

Các thực phẩm có tác dụng an thần như hạt sen, củ sen, cũng giúp làm dịu các kích thích thần kinh nên giảm sự tạo thành nhiệt lượng trong cơ thể.

Ngoài ra, các loại ngũ cốc thô như đậu xanh, đậu đen, bo bo (ý dĩ)… ăn cả vỏ cũng là những thực phẩm giải nhiệt tốt, do cung cấp các vitamine nhóm B, E… và chất xơ làm thông thoáng hệ tiêu hóa.

Bà bầu không nên ăn những gì trong mùa nóng?

Ăn uống sai cách vào mùa hè có thể làm mẹ bầu càng thêm nóng trong, rối loạn tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân và cả sự phát triển của thai nhi. Mùa nóng, bà bầu không nên ăn gì? Tham khảo ngay danh sách 5 loại thực phẩm cần tránh sau mẹ nhé!

1. Các loại hạt có vỏ cứng

Các loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho bà bầu lẫn thai nhi, là món ăn vặt cực kỳ thân thiệt cho bạn trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, chúng cũng nằm trong danh sách bà bầu không nên ăn gì trong mùa nóng.

Thực tế, các loại hạt chỉ gây nóng trong khi bạn ăn quá nhiều. 50g hạt hướng dương chứa lượng nhiệt tương đương với một tô cơm đầy. Do đó, bà bầu nên hạn chế ăn nhiều họ nhà hạt có vỏ cứng trong những ngày nắng nóng cao điểm để phòng nóng trong.

2. Hoa quả mang tính nóng

Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng do chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất, trái cây là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn dinh dưỡng ngày hè. Tuy nhiên, không phải loại hoa quả nào cũng lành tính đến vậy, đặc biệt là những loại quả mang tính ôn nhiệt. Ăn quá nhiều loại quả này vừa không có lợi cho sức khỏe, lại còn gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong.

Đào, tuy chứa hàm lượng sắt dồi dào, giàu protein, đường, kẽm, pectin, nhưng lại gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác khi ăn quá nhiều.

Mận cũng là ví dụ điển hình khác của hoa quả mang tính ôn nhiệt không có lợi cho sức khỏe bà bầu nếu ăn nhiều. Mận có tính nóng cao, ăn nhiều sẽ làm cơ thể phát ban, xuất hiện mụn nhọt… Thêm loại quả nữa mẹ bầu cần tránh đó là vải và nhãn.

3. Thực phẩm nhiều protein

Protein là dưỡng chất thiết yếu trong tòa tháp dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, đừng lạm dụng ăn quá nhiều, đặc biệt trong mùa nắng nóng. Bạn chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng.

Mùa hè, nhiệt độ tăng cao, huyết dịch trong cơ thể vì thế thay đổi ở mức độ khác nhau. Khi nhiệt độ vượt quá 35ºC, huyết dịch trở nên kết dính, ăn món nhiều protein như thịt sẽ làm giảm hàm lượng trytophan trong não, khiến tinh thần trở nên mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng.

Hơn nữa, ăn nhiều thịt còn làm cho nồng độ canxi trong cơ thể giảm thấp, rõ ràng không tốt cho sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe ở mẹ bầu. Chưa kể yếu tố này còn tăng bản tính tức giận, dễ nổi nóng.

4. Đồ ngọt

Món ăn vặt nhiều đường không chỉ làm tăng lượng đường huyết, bộc phát nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, mà còn dẫn đến tình trạng sâu răng, dư cân, béo phì ở phụ nữ mang thai. Trong mùa nóng, nếu thắc mắc bà bầu không nên ăn những gì, chắc hẳn đó phải là đồ ngọt.

Mùa nóng, khi lượng đường nạp vào trong máu nhiều sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi nảy nở trên da, dễ gây ra hiện tượng sưng phù, mụn nhọt; mặt khác còn phá vỡ sự cân bằng kiềm axit trong huyết dịch, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch.

5. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Với bà bầu dễ bị mắc chứng đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu, ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ trong mùa nắng nóng sẽ làm tình hình càng trở nên trầm trọng hơn. Dầu mỡ làm huyết dịch lưu lại trong dạ dày, đường ruột, giảm lượng máu vận chuyển đến não, tăng cảm giác chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi.

Những cách chống nóng cho bà bầu trong mùa hè khác

1. Chống nóng mùa hè nhờ trang phục

Sáng thức dậy, từ phòng ngủ nhìn ra ngoài đường thôi cũng đã đủ cảm thấy nóng. Mùa Hạ luôn chói chang theo cách riêng như vậy. Và trong những ngày nhiệt độ cao, bầu cần tránh di chuyển nhiều, đặc biệt nên chọn trang phục bà bầu thoáng mát giúp thấm hút mồ hôi tốt.

cách chống nóng cho bà bầu 1
Trang phục quyết định 50% độ “nóng” của cơ thể trong những ngày Hè

Về chất liệu bầu nên chọn loại vải không chứa quá nhiều nilon để đảm bảo được độ thông thoáng, mát mẻ. Những trang phụ chống nắng dày, dù chống được nắng nhưng dễ làm cơ thể ngột ngạt. Tốt nhất mẹ nên chọn vải lanh hoặc cotton. Ưu điểm của loại vải này là vừa mỏng vừa hạn chế được lượng ánh nắng hấp thụ vào quần áo.

Khi đi ra ngoài, bầu nên mua những loại áo chống nắng có mũ, kèm khẩu trang. Việc che kín người không chỉ có tác dụng chống nắng mà còn là cách bảo vệ làn da hiệu quả. Mặc quần áo dài theo phong cách “ninja” sẽ là biện pháp tối ưu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đi giữa tiết trời nắng nóng cực điểm.

2. Hạn chế đi lại dưới trời nắng nóng

Phải di chuyển nhiều bầu đã rất mệt rồi nhưng đi lại dưới trời nắng nóng còn là một “cực hình”. Bà bầu cần tránh ở dưới trời nắng quá lâu. Nếu có việc phải dừng lại trên đường nên chọn chỗ râm mát, cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái, giải nhiệt hiệu quả và cần nhanh chóng giải quyết vấn đề để di chuyển về nhà.

Để thuận tiện hơn, bầu nên sắp xếp các công việc làm ngoài trời vào buổi sáng và chiều tối, tự điều chỉnh nhịp độ hoạt động khi làm việc, tập luyện, vui chơi ngoài trời nắng.

Nắng nóng đỉnh điểm nhất trong ngày vào khoảng 13h chiều. Bầu cần tránh thời điểm này khi ra đường bởi như thế không những làm bạn khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Nếu quá mệt mỏi không muốn tập luyện mẹ có thể nghỉ ngơi nhưng tốt nhất vẫn nên duy trì chế độ tập luyện nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh khiến cơ thể mất nước. Đi bơi là cách tốt để giải nóng nhưng không phải gia đình nào cũng có bể bơi trong nhà mà đi ra bể bơi công cộng, bầu phải đi ra ngoài trời nắng. Mặt khác, chất lượng nước ở một số bể bơi không đảm bảo có thể gây dị ứng da. Mẹ cần cân nhắc!

Tư thế nằm của bà bầu cũng ảnh hưởng đến cách giải nóng. Khi mang thai, phun nữ thường khó khăn trong việc chọn tư thế nằm để thoải mái nhất. Cũng giống như chế độ ăn uống, cẩn phải chọn thế nằm nghiêng để vừa thoải mái cho mẹ nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x