Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 8 giờ trước

Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi
Những bước tiến trong kỹ năng vận động, và sự nhận thức của con là một điều thú vị mà cha mẹ nào cũng muốn lưu lại. Đó còn là những "kỳ tích" của con trong những giai đoạn phát triển, đặc biệt là bé 8 tháng tuổi.

Vậy bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Cụ thể hơn, là bé 8 tháng tuổi đã cứng cổ hay đã biết ngồi chưa? Cùng Marrybaby tìm hiểu bài viết để giúp mẹ có mặt nhiều hơn trong quá trình nuôi dạy con của mình nhé.

1. Chỉ số chiều cao và cân nặng của bé 8 tháng tuổi

Dựa theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 10 -12 tháng như sau:

  • Bé gái 8 tháng tuổi: nặng khoảng 7,9kg và cao 68,7cm.
  • Bé trai 8 tháng tuổi: nặng khoảng 8,6kg và cao 68,3cm.

Thông thường, khi trẻ bước qua tháng tuổi thứ 8, trọng lượng của con sẽ tăng khoảng 300-400g; và chiều cao tăng khoảng 2cm so với tháng trước.

2. Bé 8 tháng tuổi biết làm gì?

Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Kỹ năng vận động thô ở trẻ 8 tháng tuổi
Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Và sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Bé 8 tháng tuổi đã biết làm những gì là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ khi con bước sang tháng tuổi thứ 8. Thông thường, trong giai đoạn này, các con sẽ bắt đầu tinh nghịch nhiều hơn. Do tay và chân của bé đã phát triển, nên bé sẽ liên tục hoạt động hai tay, muốn bò và di chuyển rộng khắp nhà để khám phá. Dưới đây là những khả năng mà bé 8 tháng tuổi đã làm được.

2.1 Kỹ năng vận động tinh

Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Bé đã hoàn thiện nhiều kỹ năng của đôi bàn tay. Nhờ khả năng điều khiển tốt bàn tay và các ngón tay, lúc này, bé có thể thực hiện một số việc sau:

  • Ném các đồ vật đi.
  • Dễ dàng thả một đồ vật rơi xuống.
  • Cầm, nắm thức ăn cho vào miệng, tập cầm thìa xúc thức ăn.

Không chỉ là thức ăn, bé có thể nhặt bất cứ thứ gì trong tầm mắt để cho vào miệng. Vì vậy, mẹ lưu ý nên để những vật dễ nuốt, vật chứa thành phần hóa chất độc hại xa tầm tay bé.

2.2 Các kỹ năng vận động thô

Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Bé biết ngồi, bò, vịn vào ghế (hoặc một điểm tựa nào đó) để đứng lên.

>> Xem thêm: Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh: Trườn, bò, cầm nắm, ngồi

2.3 Khả năng ngôn ngữ

Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Khi tròn 8 tháng, nhiều bé đã biết nói “baba”, “mama”. Tuy nhiên, nếu bé nhà mẹ chỉ biết bập bẹ những âm thanh khác thì cũng hoàn toàn bình thường. Dù khả năng ngôn ngữ của bé ở mức độ nào, mẹ cần duy trì việc trò chuyện cùng con.

Thêm nữa, mẹ nên đọc sách, kể những câu chuyện thú vị cho con nghe kết hợp cho con xem các hình ảnh minh họa sinh động trong sách nữa nhé.

>> Cùng chủ đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì: Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé từ trong nôi

2.4 Thị lực

Thị lực của bé 8 tháng đã dần hoàn thiện, xấp xỉ với người trưởng thành. Vậy bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Lúc này, bé có thể nhìn dõi theo một vật chuyển động và xác định được cách để di chuyển tới nơi có đồ vật. Để giúp bé phát triển thị giác, mẹ nên thực hiện những trò chơi kích thích thị giác cho trẻ thường xuyên hơn.

2.5 Sự phát triển về nhận thức và cảm xúc

Phản ứng khóc theo “dây chuyền”

Ở lứa tuổi này, khi thấy con nhìn thấy một em bé khác đang khóc, thì bé cũng dễ khóc theo. Đây là một phản xạ khởi đầu sự thấu hiểu của bé với những người xung quanh. Khả năng này sẽ tiếp tục phát triển sâu sắc hơn vào những năm tới.

Gắn bó đặc biệt với một món đồ chơi

Bé 8 tháng tuổi biết làm những gì? Bé 8 tháng tuổi gắn bó đặc biệt với một số món đồ chơi
Bé 8 tháng tuổi biết làm những gì? Bé 8 tháng tuổi gắn bó đặc biệt với một số món đồ chơi

Từ tháng thứ 8, một số bé đã tỏ ra đặc biệt yêu thích một món đồ chơi, ví dụ như gấu bông hay xe ô tô… Theo tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này, món đồ chơi như một người bạn, mang lại cho bé cảm giác thân thuộc, an tâm.

Lo sợ khi xa bố mẹ, người thân yêu

Khoảng 8 tháng tuổi, bé có thể bắt đầu phát triển cảm giác “lo sợ khi bị tách biệt”. Đó là lý do bé sẽ khóc khi phải xa mẹ tạm thời do mẹ có việc ra ngoài hoặc đi làm.

Khả năng bắt chước, học hỏi

Bé học hỏi, bắt chước rất nhanh những gì người lớn dạy. Vì vậy, mẹ có thể nhân đó dạy cho bé các hành vi cư xử đúng như chào, cảm ơn…

>> Cùng chủ đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ 5 tháng tuổi và những mốc phát triển đáng kinh ngạc

Nghe và hiểu lời nói của người lớn

Khi được khen bé sẽ cười vui vẻ, khi bị mắng bé sẽ khóc, xị mặt ra. Hoặc bé có thể làm theo một số mệnh lệnh đơn giản từ bố mẹ.

Phân biệt người lạ, người quen

Bé sẽ sẵn sàng tươi cười, nói chuyện và đòi người thân bế. Với người lạ, bé sẽ quay đi hoặc khóc vì sợ. Mẹ đừng lo lắng nếu thấy bé nhà mình có vẻ tụt lại so với các bé đồng trang lứa. Vì sự phát triển của mỗi bé là khác nhau.

>> Cùng chủ đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ? Và biết người lạ người quen?

3. Một số vấn đề thường gặp ở bé 8 tháng tuổi

Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Một số vấn đề thường gặp ở bé 8 tháng tuổi
Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Một số vấn đề thường gặp ở bé 8 tháng tuổi

Sau khi mẹ đã biết bé 8 tháng tuổi biết làm gì, mẹ cần hiểu thêm những vấn đề thường gặp ở trẻ.

3.1 Trẻ thiếu canxi – Mẹ cần làm gì?

Trước khi trả lời câu hỏi mẹ cần phải làm gì đối với trẻ thiếu canxi, mẹ cần nhận biết được một số dấu hiệu bé 8 tháng tuổi bị thiếu canxi bao gồm:

  • Dễ bị bệnh, và ăn mất ngon.
  • Co cứng hoặc co thắt ở bàn tay, bàn chân.
  • Bụng nhô ra, có thể trông giống như bụng ếch.
  • Khó ngủ vào ban đêm và quấy khóc nhiều hơn bình thường.
  • Cảm xúc và tính khí bất thường, bồn chồn và khó kiểm soát.
  • Các cử động bất thường trên khuôn mặt (co giật của lưỡi và môi, rung mắt, v.v.)
  • Nhìn thấy các mảng mồ hôi trên gối và trên tóc của bé trong thời gian ngủ trưa.
  • Răng hình thành muộn và khi đã mọc, răng có những khiếm khuyết như lung lay và không thẳng hàng.

Nếu mẹ quan sát thấy những biểu hiện nêu trên; mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được định hướng cách bổ sung canxi và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm mẹ nhé.

Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện một số bước đơn giản như:

  • Cho con bú sữa mẹ.
  • Đảm bảo con được tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng mặt trời.
  • Đối với những trẻ sơ sinh bị co giật, canxi có thể được đưa trực tiếp vào máu.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và biết cách làm gì khi trẻ bị thiếu canxi, mẹ có thể tìm hiểu thêm bài viết này: Bổ sung canxi cho trẻ đúng cách theo độ tuổi và lưu ý cho cha mẹ

3.2 Bé 8 tháng tuổi bị sốt phải làm sao?

Nhiệt độ cơ thể thông thường của bé 8 tháng tuổi khoảng tầm 37 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể của bé có thể thay đổi giữa ngày và đêm. Bé 8 tháng tuổi được coi là bị sốt nếu nhiệt độ của chúng:

  • 38 độ C hoặc cao hơn khi đo nhiệt độ qua đường hậu môn.
  • 37,2 độ C hoặc cao hơn khi đo nhiệt độ bằng phương pháp khác.

Sau đây là một số cách để mẹ hỗ trợ trẻ 8 tháng tuổi bị sốt:

  • Đảm bảo nhà và phòng ốc của bé mát mẻ, không quá nóng.
  • Cho bé mặc quần áo nhẹ, thoải mái. Mẹ cũng chỉ nên cho bé đắp chăn mỏng.
  • Đảm bảo bé có đủ nước bằng cách cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Thay tã ướt thường xuyên.
  • Cho con tắm nước ấm (mẹ có thể thử nhiệt độ của nước bằng da cánh tay trong của mình). Tuyệt đối không tắm nước lạnh.

>> Cùng chủ đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ sốt cao 40 độ: Bố mẹ cần làm gì?

3.3 Các vấn đề sức khỏe khác

Sau 6 tháng trở đi, trẻ rất dễ mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp, sốt virus, các bệnh về đường tiêu hóa, tay chân miệng… Việc duy trì sữa mẹ, cung cấp những bữa ăn lành mạnh, đủ chất, thường xuyên cho bé tắm nắng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.

3.4 Trẻ 8 tháng chưa biết ngồi, chưa cứng cổ phải làm sao?

Thông thường đến 8 tháng tuổi là các bé đã ngồi vững, biết bò và một số bé đã có thể biết tập đứng. Tuy nhiên, một số trẻ 8 tháng chưa biết ngồi, chưa cứng cổ là do sự phát triển về vận động của mỗi bé khác nhau, nên nếu bạn thấy bé vẫn khỏe mạnh, biết lẫy, biết bò, chân tay vận động tốt thì không nên quá lo lắng

>> Cùng chủ đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?

4. Hướng dẫn chăm sóc bé 8 tháng tuổi

4.1 Dinh dưỡng: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng
Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng

Không chỉ quan tâm bé 8 tháng tuổi biết làm gì, mẹ cần phải tập trung chăm sóc bé về mặt dinh dưỡng, ăn uống.

Bé 8 tháng tuổi ăn được những gì? Theo bảng thực phẩm cho bé ăn dặm, bé 8 tháng cần bú mẹ (hoặc sữa công thức) từ 500-600ml; và ăn thêm 2-3 bữa bột đặc (cháo).

Nhìn chung, thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng mỗi ngày cần:

  • Bột gạo: 40-60g
  • Đạm (thịt, cá, tôm…): 40-50g.
  • Rau xanh: 40g hoặc hơn.
  • Dầu mỡ: 5-6 thìa cà phê.

Khi chế biến thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi, để an toàn cho sức khỏe của bé, mẹ cần nắm một số kiến thức dinh dưỡng như: cho con ăn muối đúng cách, tác hại của thừa muối với sức khỏe trẻ nhỏ, chọn dầu ăn cho bé ăn dặm, cách rã đông đồ ăn dặm.

>> Cùng chủ đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ 6 – 8 tháng uống sữa tươi được không?

4.2 Khuyến khích bé 8 tháng tuổi phát triển toàn diện

Sau 8 tháng, liều thuốc “bổ não” cho bé vẫn là được nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện với bố mẹ, người thân, đi dạo, mở rộng vòng tròn giao tiếp.

Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau nhằm khuyến khích con phát triển thêm các kỹ năng khác:

  • Khuyến khích bé tự bốc hoặc xúc thức ăn: Điều này sẽ giúp trẻ phát triển sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Mẹ có thể chuẩn bị các món rau củ luộc, trái cây, cơm viên… để giúp bé thực hành kỹ năng tự bốc hoặc xúc thức ăn.
  • Giữ an toàn cho bé: Các bé ở tuổi này rất hứng thú với việc tập đứng. Bé sẽ dùng thành nôi, giường, ghế sofa hay chân bàn làm điểm tựa để nâng cơ thể đứng lên; thậm chí lần theo thanh vịn để tập đi. Đây cũng là thời điểm bé có thể bị té ngã liên tục. Mẹ hãy chú ý để con không bị té ngã nhé.
  • Chọn đồ chơi thích hợp: Bé đang học cách khám phá các món đồ chơi có âm thanh. Mẹ có thể chọn những món đồ có nút bấm và giúp bé tập cách bấm nút để nghe những tiếng động thú vị.
  • Trò chơi xếp đồ: Bé cũng đang tìm hiểu về kích thước đồ vật và tập cách cho món đồ nhỏ hơn vào một hộp đựng lớn. Mẹ hãy tạo điều kiện để con làm điều mình thích mẹ nhé.

>> Cùng chủ đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc bé tốt nhất

4.3 Cách chăm sóc giấc ngủ

Trẻ 8 tháng tuổi ngủ khoảng 13-14 giờ đồng hồ mỗi ngày. Tuy nhiên, thời lượng này không giống nhau, có thể dao động chút ít ở mỗi bé. Thường bé sẽ ngủ 1 giấc ngủ dài 7-9 giờ vào ban đêm, 2-3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Giấc ngủ ban ngày rất quan trọng với bé. Những trẻ có giấc ngủ ngày ổn định, ngon giấc thường ít bứt rứt, quấy khóc vào ban đêm. Vì vậy, mẹ đừng xem nhẹ giấc ngủ ngày của bé nhé.

>> Cùng chủ đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói

4.4 Chăm sóc khi con mọc răng

Ở tuổi này, bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vậy nên, để chăm sóc bé tốt hơn, mẹ nên bỏ túi một số kinh nghiệm sau:

5. Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 8 tháng tuổi phát triển tốt

Xét về kỹ năng vận động thô, bé 8 tháng tuổi hầu hết đã biết ngồi, bò và hoàn toàn kiểm soát phần thân trên. Nếu bé nhà mẹ chưa đỡ nổi cổ thì tốt nhất hãy cho con đi khám sớm để biết liệu trẻ thiếu canxi hay không.

Tất cả nội dung trên là những gì mẹ cần biết để giải đáp thắc mắc, rằng bé 8 tháng tuổi sẽ biết làm những gì. Cuối cùng, mẹ nên nhớ rằng, nếu trong quá trình nuôi mà con có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, mẹ hãy nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi. Đặc biệt là mẹ cũng nên quan tâm và để ý đến con nhiều hơn trong 12 tháng đầu đời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. 8-9 months: baby development
https://raisingchildren.net.au/babies/development/development-tracker-3-12-months/8-9-months
Ngày truy cập: 15/12/2022.

2. Your baby’s growth and development – 8 months old
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/babys-growth-and-development-8-months-old
Ngày truy cập: 15/12/2022.

3. 8-Month-Old’s Developmental Milestones: A Complete Guide
https://www.momjunction.com/articles/babys-8th-month-a-development-guide_00102825/
Ngày truy cập: 15/12/2022.

4. Feeding Your 8- to 12-Month-Old
https://kidshealth.org/en/parents/feed812m.html
Ngày truy cập: 15/12/2022.

5. 8 Months Old Baby Food Ideas
https://parenting.firstcry.com/articles/8-month-old-baby-food-ideas-chart-recipes-and-feeding-tips/
Ngày truy cập: 15/12/2022.

x