Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/01/2015

Bổ sung thức ăn cho bé trong thời kỳ ăn dặm

Bổ sung thức ăn cho bé trong thời kỳ ăn dặm
Khi bé bắt đầu ăn dặm, nên chú ý cân bằng giữa các loại thực phẩm mới và cũ để bé làm quen và không kén chọn thức ăn khi lớn lên.

Khi nào bé bắt đầu ăn dặm?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 6 tháng đầu đời nên cho bé bú mẹ hoàn toàn. Từ tháng thứ 6 trở đi có thể cho bé ăn dặm vì lúc này bé cần nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ. Ngoài ra, lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện có thể tiêu hóa được một số thức ăn đặc. Do đó nên bổ sung các loại thức ăn cho bé để đa dạng thực đơn

Ngoại trừ những lý do đặc biệt, bạn không nên cho bé ăn dặm quá sớm có thể dẫn đến nguy cơ bé bỏ bú mẹ, tăng nguy cơ mắc bệnh, giảm sức đề kháng, khó tiêu hóa thức ăn. Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm muộn, bé không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, chậm lớn, dễ suy dinh dưỡng, khó tập ăn.

Bổ sung thức ăn cho bé trong thời kỳ ăn dặm
Cácmón ăn dặm cần được nấu chín xay nhuyễn

Cho bé ăn dặm như thế nào?

Ở giai đoạn đầu, bé có thể ăn bột gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức thật lỏng. Lúc này, chỉ nên tập cho bé ăn bột ngọt sau đó mới chuyển dần sang bột mặn. Vì bột có vị ngọt gần với mùi vị sữa mẹ nên bé dễ làm quen hơn.

Khi mới bắt đầu, chỉ nên cho bé thử một loại thức ăn mới trong ngày với một lượng nhỏ khoảng vài muỗng để theo dõi khả năng hấp thu của bé như thế nào, sau đó điều chỉnh kịp thời, tránh việc bé bị dị ứng với thức ăn đó. Sau 2 đến 3 ngày bạn có thể chuyển sang một loại thức ăn mới để đổi vị cho bé. Bạn cũng nên chú ý cân bằng giữa các loại thực phẩm mới và cũ để bé làm quen và không kén chọn thức ăn.

Trong giai đoạn này, cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất cho bé gồm: tinh bột (bột, cơm, cháo, mì), đạm (thịt, cá, gà, tôm, cua, hải sản), chất xơ (rau củ, đậu phụ, các loại hạt đậu hoặc sữa có đậu nành), vitamin và khoáng chất (trái cây, rau củ hoặc uống nước ép). Ngoài ra, cần cho bé ăn thêm dầu ăn để giúp bé tăng năng lượng. Các loại thực phẩm ăn kèm bột này cần được nấu chín, xay mịn để bé dễ nuốt hơn.

Khi bé được 8 tháng tuổi trở đi, bạn có thể cho bé ăn bột đặc vì lúc này bé có thể nhai, nuốt một cách dễ dàng. Đồng thời tăng khẩu phần lên so với trước đó, vì lúc này bé cần nhiều dinh dưỡng hơn. Ngũ cốc là loại thực phẩm có thể giúp bé tăng cường chất sắt nên có thể cho bé ăn thêm bằng cách trộn các loại ngũ cốc hạt nhỏ với sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Ngoài ra, lúc này bạn cũng có thể cho bé ăn các loại thức ăn có kết cấu lớn hơn và có thể thay thế cơm, cháo bằng mỳ ống,…

Lời khuyên dành cho bạn:

  • Khi mới bắt đầu ăn dặm không nên nêm muối vào thức ăn của bé. Các thực phẩm ban đầu cần được xay mịn.
  • Cho bé ăn từng ít một để làm quen. Sau đó từ từ tăng khẩu phần lên.
  • Thực đơn cho bé nên đa dạng, cần kết hợp giữa rau xanh và các loại thịt, cá, trái cây trong bữa ăn.
  • Khi thay đổi một loại thức ăn mới, hãy từ từ quan sát, nếu thấy bé khó ăn thì cần đổi món cho bé ngay.
  • Khi bắt đầu ăn dặm hãy tập cho bé uống nước trong ly.

Phan Anh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x