Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/07/2017

5 loại cá an toàn trong thực đơn cho bé tập ăn dặm

5 loại cá an toàn trong thực đơn cho bé tập ăn dặm
Trong thực đơn cho bé tập ăn dặm bổ sung cá sớm là cách cung cấp DHA tự nhiên rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Trẻ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu làm quen với loại thực phẩm này.

Cá là thực phẩm có nhiều lợi ích cho trẻ. Nổi bật nhất là cung cấp a-xít béo Omega-3, thành phần quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực ở trẻ. Vì vậy, trong thực đơn cho bé tập ăn dặm mẹ nên để bé quen dần với vị tanh của cá.

Cá còn có hàm lượng thấp các chất béo bão hòa nhưng lại giàu protein, vitamin D và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, một vài loại cá có chứa một số chất gây ô nhiễm như thủy ngân. Với hàm lượng cao, kim loại này sẽ gây hại cho sự phát triển trí não và hệ thống thần kinh của bé. Đó là lý do mẹ nên chọn lựa các loại cá cho bé tập làm quen từ từ.

Thời điểm cho bé tập ăn cá

Cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm nào khác khi bé tập ăn dặm, cá có khả năng gây dị ứng cho trẻ. Và chỉ khi cho bé tập ăn mẹ mới biết được mức độ dị ứng như thế nào. Đừng vì sợ mà dè dặt và hoãn thời điểm cho bé tập ăn cá.

thực đơn cho bé tập ăn dặm 1
Tập cho bé làm quen với cá là cách tiếp cận sớm với nguồn a-xit béo Omega-3 tự nhiên

Theo các chuyên gian, từ 6 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung cá vào thực đơn cho bé. Mỗi bữa ăn một ít và ăn liền trong một ngày để kiểm tra phản ứng ở trẻ. Nếu có những dấu hiệu bất thường nên tạm dừng và đợi đến khi trẻ đủ 1 tuổi thì thử lại. Trong trường hợp bé vẫn bị dị ứng hoặc gia đình có tiền sử dị ứng thì mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Ăn cá đồng hay cá biển trước?

Cá biển được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều Omega-3, tốt cho mẹ khi mang thai và tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ sau sinh, giúp bé thông minh hơn.

Cá đồng tuy không chứa nhiều các a-xít béo chưa no như cá biển nhưng bù lại bổ sung thêm nhiều chất đạm quí, dễ hấp thu, ít có khả năng gây dị ứng hơn cá biển.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và lời khuyên từ bác sĩ khoa nhi, khi mới bắt đầu bổ sung cá vào thực đơn ăn dặm của bé, mẹ nên cho ăn cá đồng trước, chọn cá nạc ít xương. Nên cho bé ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khỏe.

Gợi ý 5 loại cá mẹ nên bổ sung cho bé

Ở giai đoạn tập ăn dặm, mẹ nên bắt đầu với 5 loại cá ít chứa thủy ngân và an toàn sau:

1. Cá hồi: Đứng đầu trong danh sách các loại cá cần cho bé làm quen sớm là cá hồi. Loại cá này giàu a-xít béo không bão hòa giúp tăng cường sự phát triển của trẻ sơ sinh. Ngoài ra cá hồi cũng rất giàu vitamin A, B, D, E, và canxi, sắt, kẽm và các khoáng chất khác. Mẹ có thể thử với cháo cá hồi rau củ.

thực đơn cho bé tập ăn dặm
Cá hồi là thực phẩm nên bổ sung sớm trong thực đơn cho bé tập ăn dặm

2. Cá quả: Hay còn gọi là cá lóc. Loại cá đồng này có nhiều thịt, ít xương và an toàn cho bé. Trong thịt cá có chứa lượng lớn canxi, photpho, sắt và một số dưỡng chất khác.

3. Cá basa: Mỡ của cá basa chứ nhiều chất dinh dưỡng và omega-3 nhất khi chế biến món ăn dặm cho bé. Ngoài ra, thịt cá chứa nhiều a-xít amin và chất béo không no có lợi cho sự phát triển trí não của bé trong những năm đầu đời.

4. Cá kèo: Với loại cá này mẹ có thể hấp hoặc luộc nguyên con sau đó gỡ lấy tịn trộn cùng cháo cho bé. Tương tự như cá lóc, thịt cá kèo chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của bé.

5. Cá trê: Thêm một sự lựa chọn nữa cho mẹ đó chính là cá trê. Loại cá sông chứa nhiều dưỡng chất đồng thời còn rất hiệu quả trong việc cải thiện và phòng ngừa nguy cơ biếng ăn ở bé. Lưu ý cá trê có khá nhiều xương dăm nên mẹ cần cẩn thận gỡ bỏ hết xương trước khi cho bé ăn.

Những loại cá nào có hàm lượng thủy ngân cao nhất?

Năm 2004, Hiệp hội Lương thực và Quản lý thuốc Hoa Kỳ đã đưa ra một tư vấn chung về thủy ngân trong cá. Theo đó, họ xác định 4 loại cá có hàm lượng thủy ngân cao mà trẻ nhỏ và phụ nữ trong độ tuổi sinh nở tránh dùng đó là cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.

Một số chuyên gia và tổ chức xã hội khác muốn mở rộng thêm danh sách này. Theo họ, trẻ em từ 2 đến 6 tuổi không nên ăn cá ngừ tươi hay đông lạnh, cá chẽm Chi Lê, cá chẽm sọc, cá cờ, cá thu Tây Ban Nha, cá chim biển…

Khi chuẩn bị thực đơn cho bé tập ăn dặm mẹ có thể tham khảo thông tin về các loại cá an toàn dành cho bé trong bài viết này để không bỏ qua nguồn a-xít béo Omega-3 tự nhiên.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x