Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/12/2015

Thơm ngọt món rau củ cho bé 8-12 tháng tuổi

Thơm ngọt món rau củ cho bé 8-12 tháng tuổi
Vừa tiếp tục "trung thành" với những loại rau củ ăn dặm trong giai đoạn 6-8 tháng, các bé từ 8-12 tháng tuổi vừa có thêm một vài lựa chọn mới cho thực đơn ăn dặm của mình. Đặc biệt, cách chế biến rau củ cho các bé trong giai đoạn này cũng được "nâng cấp" để giúp bé ngon miệng hơn
Thực đơn ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi
Bé từ 8-12 tháng tuổi sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn

1/ Thực đơn ăn dặm cho bé 8-10 tháng tuổi

– Măng tây

Bước 1: Bỏ gốc, tước vỏ măng tây.

Bước 2: Rửa sạch, cho vào nồi hấp cho đến khi măng chín mềm

Bước 3: Xay nhuyên măng tây, sau đó dùng nước pha loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn hơn. Khi bé đã quen dần và có thể ăn thức ăn rắn, đặc, mẹ có thể để nguyên măng tây sau khi hấp chín cho bé tự bốc ăn.

– Các loại đậu khô

Bước 1: Chế biến đậu theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Tốt nhất, không nên ngâm đậu trong nước trước khi nấu, vì sẽ khiến đậu mau chín mềm.

Bước 2: Ray/xay nhuyễn đậu đã nấu chín

Bước 3: Dùng phần nước còn lại sau khi nấu để pha loãng hỗn hợp xay nhuyễn để cho bé dễ ăn

Bước 4: Có thể cho thêm một ít cà rốt, bí đao hay bí đỏ… vào, nếu muốn

Lưu ý dành cho mẹ: Nếu muốn cho đậu vào hầm chung với canh/súp gà hay rau củ, mẹ nên vớt đủ phần đậu cho bé ăn trước khi nêm muối vào canh.

– Súp-lơ xanh

Bước 1: Rửa sạch, có thể ngâm súp-lơ trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các loại hóa chất còn sót lại

Bước 2: Cắt nhỏ rồi hấp hơi cho đến khi súp-lơ mềm

Bước 3: Ray/ xay nhuyễn rồi cho thêm chút nước để pha loãng cho bé dễ ăn

Súp-lơ xanh cho bé ăn dặm
Không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, súp-lơ xanh còn có đặc tính chống dị ứng, giúp giảm thiểu nguy cơ dị ứng và hen suyễn ở trẻ nhỏ

– Cà tím

Bước 1: Rửa sạch và gọt vỏ

Bước 2: Cắt thành từng miếng nhỏ rồi hấp cho đến khi bí mềm nhũn. Mẹ cũng có thể cắt cà tím làm tư rồi cho vào lò nướng khoảng 200 độ trong vòng 30 phút hoặc đến khi cà mềm.

Bước 3: Ray/xay nhuyễn rồi cho thêm chút nước để pha loãng cho bé dễ ăn

– Khoai tây

Bước 1: Gọt vỏ rồi cắt nhỏ khoai tây hoặc mẹ có thể rửa sạch rồi cho vào lò nướng

Bước 2: Cho khoai vào nồi rồi đổ nước vừa ngập mặt rồi nấu cho đến khi khoai mềm

Bước 3: Ray/xay nhuyễn khoai. Nếu trong quá trình xay cảm thấy quá đặc, mẹ có thể lấy phần nước còn lại sau khi luộc cho vào để pha loãng ra cho dễ xay

Bước 4: Dùng phần nước còn lại sau khi luộc pha loãng hỗn hợp để cho bé dễ ăn, có thể dùng sữa mẹ hay sữa công thức để thay thế (nếu muốn)

2/ Thực đơn ăn dặm cho bé 10-12 tháng tuổi

– Rau chân vịt hoặc cải xoăn

Bước 1: Rau sau khi rửa sạch đem hấp cho chín mềm. Lưu ý, khi xếp rau vào rổ để hấp, mẹ nhớ chừa lỗ trống ở giữa rổ, rau sắp xung quanh để hơi nước có thể bốc lên đủ để chín rau. Rau khi chín sẽ co và héo lại.

Bước 2: Lấy rau ra rồi cho vào máy xay nhuyễn. Có thể cho thêm nước lọc để pha loãng hỗn hợp cho bé ăn.

Lưu ý dành cho mẹ: Không nên dùng nước luộc rau để pha loãng hỗn hợp cho bé.

– Rau chân vịt xào

Bước 1: Làm nóng chảo rồi cho dầu ô liu vào

Bước 2: Khi dầu bắt đầu nóng, cho rau vào xào cho đến khi rau mềm. Lá rau sẽ co và héo lại khi chín

Bước 4: Lấy rau ra, xay nhuyễn và cho thêm nước vào để pha loãng hỗn hợp

Bước 5: Có thể cho thêm một ít bột tỏi, hành hay húng quế để dậy mùi thức ăn

Rau chân vịt cho bé ăn dặm
Trong các loại rau củ, rau chân vịt là loại có giá trị dinh dưỡng cao ngất ngưỡng

– Bánh khoai lang

Nguyên liệu:

– 1 cốc khoai lang chín nghiền nhuyễn

– ½ cốc chuối nghiền

– 1 cốc sữa đặc không đường không béo

– 2 muỗng cà phê đường nâu đóng gói

– 2 lòng đỏ trứng

– ½ muỗng cà phê muối

– Dung dịch xịt chống dính (nếu cầu)

– ¼ cốc nho khô

– 1 muỗng cà phê đường

– 1 muỗng cà phê bột quế

Cách làm:

Bước 1: Lấy một cái tô vừa, đổ khoai lang và chuối vào rồi khuấy đều, sau đó thêm sữa rồi trộn tiếp

Bước 2: Thêm đường nâu, đánh đểu lòng đỏ trứng rồi đổ thêm vào và đường rồi trộn đều

Bước 3: Xịt dung dịch chống dính vào mặt trong của một cái nồi khoảng 1L rồi đổ hỗn hợp đã chuẩn bị vào

Bước 4: Kết hợp nho khô, đường và bột quế rồi rắc đều lên trên bề mặt của hỗn hợp

Bước 5: Nướng bánh với nhiệt độ khoảng 160 độ C trong 40-45 phút hay cho đến khi có thể găm được con dao ở gần giữa bánh và khi rút lên thì không bị dính gì cả

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x