Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/12/2020

Mẹ có nên lo lắng khi bé chậm biết bò?

Mẹ có nên lo lắng khi bé chậm biết bò?
Trong dân gian có câu nói rằng "Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi". Thế nhưng, bé của mẹ đã qua cái mốc 7 tháng khá lâu rồi mà vẫn chưa có dấu hiệu biết bò. Điều này có gì bất thường không?

Biết bò là một cột mốc trong lịch trình sự phát triển của bé. Tuy nhiên, mỗi bé có tốc độ phát triển riêng và một số biết bò sớm, một số khác lại chậm. Mẹ sẽ phản ứng thế nào khi nhận được một câu hỏi như: “9 tháng rồi mà vẫn chưa biết bò à?” hay “Tôi tưởng tầm tháng tuổi này là bé phải bò rồi chứ?”

Mốc thời gia chỉ mang tính tương đối

Thực tế, các mốc phát triển liên quan đến vận động của các nhóm cơ lớn như ngồi, bò hay đi thường biến đổi rất nhiều so với chuẩn được đưa ra. Thông thường, ở tháng thứ 9 các bé sẽ biết bò, nhưng nếu đó là tháng thứ 11 hay tháng thứ 8 thì mọi việc cũng không có gì đáng lo ngại. Khả năng bò của bé còn phụ thuộc vào những yếu tố như đặc điểm riêng hay cân nặng của bé.

Những bé có tính tình trầm lắng, nhẹ nhàng thường biết bò chậm hơn so với những bé tinh nghịch và ưa vận động. Bù lại, nhóm trẻ này lại thường phát triển sớm hơn trong các kỹ năng xã hội và thị lực cũng mau hoàn thiện hơn.

Cân nặng cũng tạo ra ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của bé. Những bé có thân hình vừa phải có khuynh hướng biết bò sớm hơn, trong khi những cô cậu bé mập mạp lại cần nhiều thời gian để có thể nâng được khối lượng cơ thể của mình lên.

Khi nào nên lo lắng?

Vậy, đối với những bé chậm bò hay trốn bò, khi nào là lúc các mẹ cần lưu tâm để thực hiện một đánh giá sức khỏe chi tiết cho con?

Không có tiến triển trong suốt thời gian dài:Vấn đề chính mà các mẹ cần quan tâm khi theo dấu sự phát triển của con là quá trình chứ không phải thời điểm. Các mốc thời gian thì vô cùng đa dạng, nhưng tựu chung, tất cả trẻ nhỏ đều trải qua một quá trình tương tự nhau. Bé phải đạt được những tiến bộ trong việc dần nâng thân mình khỏi mặt đất, đầu tiên là ngồi, rồi bò và đi với tay vịn vào tường, ghế, cũi…, và cuối cùng là biết đi. Mẹ hãy giữ một sổ ghi chép như nhật ký để ghi lại từng bước phát triển này và theo sát chúng. Chỉ cần bé con vẫn tiếp tục phát triển các kỹ năng vận động của mình trong mỗi tháng, mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé đạt được một tiến bộ và sau đó 2 đến 3 tháng mà không có gì thay đổi, mẹ nên chú ý theo dõi và tham khảo ý kiến của bác sỹ trong lần kiểm tra tiếp theo. Đặc biệt, nếu việc chậm bò đi cùng với hàng loạt chậm trễ trong các kỹ năng khác như thị giác, kỹ năng giao tiếp xã hội, khả năng vận động của đôi tay… thì đó là một tín hiệu báo động.

Nếu mẹ đang lo sợ về sự phát triển thần kinh và cơ của bé, một lần nữa, hãy quay lại với từ khóa “quá trình”. Mỗi tháng, mẹ cần thấy được ở bé sự tiến bộ, chẳng hạn như khả năng chịu lực tốt hơn của đôi chân, bắt đầu bằng việc đi với 2 tay vịn, rồi 1 tay, và sau đó là tự bước đi mà không cần bám víu vào đâu cả. Nếu mẹ nhận thấy các cơ bắp của con thiếu sức mạnh thì có thể nhờ các bác sỹ kiểm tra kỹ lưỡng cho bé.

Mẹ biết không, nhiều em bé hoàn toàn khỏe mạnh không hề trải qua giai đoạn tập bò. Các bé thậm chí sẽ lê bằng mông trong vài tháng rồi đứng và đi một cách nhanh chóng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x