Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/12/2021

6 cách dạy trẻ sơ sinh thông minh

6 cách dạy trẻ sơ sinh thông minh
Nếu biết cách dạy trẻ sơ sinh thông minh từ sớm, chắc chắn bé sẽ phát triển tối ưu về trí não, khả năng tư duy, học hỏi nhạy bén hơn bạn bè đồng trang lứa.
dạy trẻ sơ sinh thông minh
Mẹ đã biết cách dạy trẻ sơ sinh thông minh?

Sơ sinh là giai đoạn từ khi trẻ sinh ra đến 28 ngày tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ thường ngủ là chủ yếu. Vậy nên, việc dạy trẻ sơ sinh thông minh không chỉ gói gọn trong khoảng thời gian ngắn ngủi nói trên mà kéo dài đến cả những tháng sau.

Các chuyên gia tin rằng những năm đầu đời là thời điểm quan trọng để trẻ học hỏi và trau dồi. Nhưng nhiều bố mẹ do còn non kinh nghiệm ở lần sinh con đầu tiên nên chưa biết cách kích thích sự phát triển của bé. Hy vọng gợi ý về những cách dạy trẻ sơ sinh thông minh dưới đây sẽ truyền cảm hứng và góp sức cùng bố mẹ trên hành trình nuôi dạy con.

Dạy trẻ sơ sinh thông minh: Phát triển thị giác

– Giao tiếp bằng mắt

Hãy tranh thủ những lúc bé sơ sinh thức và giao tiếp bằng mắt với con mẹ nhé. Trẻ sơ sinh có khả năng nhận biết khuôn mặt người từ rất sớm. Mỗi lần bé nhìn mẹ chăm chú chính là lúc bé đang lấp đầy bộ nhớ của mình.

– Thè lưỡi

Có lẽ mẹ sẽ thắc mắc việc mẹ thè lưỡi có tác dụng gì. Nghiên cứu cho thấy trẻ 2 ngày tuổi đã có thể bắt chước những chuyển động đơn giản của khuôn mặt. Đó là dấu hiệu liên quan đến khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ từ rất sớm.

– Cho bé soi gương

Hãy cho bé nhìn mình trong gương. Lúc đầu, bé có thể nghĩ rằng bé chỉ đang nhìn thấy một em bé dễ thương khác. Sau đó con sẽ thích thú với việc vẫy tay và làm bé “khác” mỉm cười. Đây cũng là cơ sở ban đầu hình thành kỹ năng xã hội ở trẻ.

– Tạo sự khác biệt

Để hai bức tranh giống nhau (có một điểm khác biệt nhỏ) cách mặt bé khoảng 20-30cm. Tuy chỉ ở giai đoạn sơ sinh nhưng nếu nhìn đi nhìn lại bức tranh, bé vẫn nhận ra điểm khác biệt. Hành động này kích thích tư duy bé phát triển, tạo tiền đề cho việc nhận dạng mặt chữ cũng như học chữ sau này.

– Treo đồ chơi nhiều màu sắc trong tầm mắt bé

Việc này không chỉ giúp phát triển thị giác mà còn rèn luyện khả năng tập trung, điều cần thiết cho quá trình học sau này của trẻ.

Dạy trẻ sơ sinh thông minh: Chơi, trò chuyện và cười đùa với bé

Dạy trẻ sơ sinh thông minh: Phát triển thính giác

– Cho bé nghe nhạc

Cho bé nghe nhạc mỗi ngày, mỗi lần từ 15 đến 30 phút. Âm nhạc có tác động tích cực đối với sự phát triển não bộ của bé, giúp kích thích các giác quan, mở rộng nhận thức và cảm nhận của bé.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy những trẻ tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc từ bé sẽ học toán tốt hơn vì âm nhạc phát triển trí tuệ cho trẻ sơ sinh rất mạnh mẽ.

Khi cho trẻ nghe nhạc, mẹ nên dùng tay giữ nách của bé, để bé tự đứng trên chân của mình và đung đưa bé nhẹ nhàng theo nhạc. Nhạc cổ điển hay nhạc thiếu nhi vui nhộn đều thích hợp với con.

– Trò chuyện với bé

Giọng nói của mẹ cũng là một trong những âm thanh giúp bé phát triển thính giác của mình. Bất kể làm gì, từ thay tã đến khi tắm cho bé, mẹ cũng nên nói chuyện nhẹ nhàng với con. Trong khi thay tã cho con, mẹ có thể nắm tay, nói với bé “Đây là bàn tay, bàn chân” và lặp lại nhiều lần.

Dạy trẻ sơ sinh thông minh: Phát triển xúc giác

– Chạm núm ti vào mặt bé

Khi cho con bú, mẹ di chuyển để núm ti chạm vào các vị trí khác nhau trên khuôn mặt bé như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má trái, má phải. Điều này giúp bé học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên dưới, trái phải.

Thêm nữa, mẹ có thể sử dụng ngón tay hoặc khăn chà nhẹ vào hàm trên và hàm dưới. Bé sẽ học được cách nhận biết cảm giác khi liếm, cắn những vật không giống nhau.

– Khả năng cầm nắm

Khả năng cầm nắm các đồ vật theo bé ngay từ lúc mới sinh. Thử chạm vào lòng bàn tay con, mẹ có thấy bé chụm những ngón tay bé xung quanh tay mẹ? Đây là phản xạ xuất hiện trong những tuần đầu tiên sau khi sinh. Để kích thích kỹ năng này của con, mẹ nên thường xuyên để bé nắm tay, đặt đồ chơi hoặc những vật nhiều màu sắc ra xa và khuyến khích bé với chúng.

Dạy trẻ sơ sinh thông minh: Chơi với bé

– Tạo những khoảng dừng khi trò chuyện

Ở giai đoạn sơ sinh, bé đã biết lắng nghe mẹ nói. Có thể lúc đầu con chỉ chăm chú nhìn mẹ, chưa biết trả lời. Nhưng theo chuyên gia nhi khoa, mẹ hãy tạo những khoảng dừng cần thiết khi trò chuyện với bé. Một thời gian sau, chắc chắn bé sẽ dùng ngôn ngữ của mình để lấp đầy những khoảng trống này và nhiệt tình hưởng ứng câu chuyện của mẹ.

Dạy trẻ sơ sinh thông minh: Chơi với bé

– Sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau

Một trong những cách dạy trẻ sơ sinh thông minh là mẹ hãy thường xuyên thay đổi giọng điệu khi trò chuyện với con. Trẻ rất nhạy bén và con sẽ nhận ra ngay.

– Hát cho con nghe

Những giai điệu ngộ nghĩnh sẽ thu hút sự tập trung của trẻ. Mẹ có thể sưu tầm hoặc tự chế các bài hát có ca từ đơn giản, tiết tấu lặp lại vui tai để hát cho con nghe.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc không? 8 lợi ích tốt cho bé

– Dạy bé về nhân quả

Dạy về nhân quả cũng là cách dạy trẻ sơ sinh thông minh.

Khi mẹ chuẩn bị làm điều gì đó, mẹ nên nói to, rõ việc mình sắp làm cho bé nghe để giúp bé xây dựng nhận thức về nhân quả. Chẳng hạn, mẹ hãy nói với bé “Mẹ sẽ bật đèn” trước khi bật công tắc đèn.

– Cù bàn chân của bé

Cười là hành động đầu tiên để phát triển tính hài hước ở trẻ. Vì vậy, mẹ có thể chơi trò cù vào bàn chân hoặc cù dưới cằm của con để kích thích bé cười.

– Làm mặt hề

Mẹ hãy tạo ra những biểu cảm hài hước như phồng má, thè lưỡi hoặc có phản ứng vui nhộn khi con chạm vào các bộ phận trên mặt mẹ.

– Chơi ú òa

Trò chơi này không chỉ làm bé vui vẻ mà còn giúp não bộ của con trở nên linh hoạt. Đây là cách đơn giản dạy trẻ sơ sinh thông minh,

Dạy trẻ sơ sinh thông minh: Gắn kết tình cảm mẹ con

– Cho con bú

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định trẻ bú sữa mẹ thường có chỉ số IQ cao hơn. Ngoài ra, cho con bú là khoảng thời gian chất lượng để thắt chặt sợi dây tình cảm mẹ con thông qua việc hát, trò chuyện hoặc chỉ đơn giản là vuốt ve mái tóc lơ thơ của bé.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa mỗi ngày?

– Nói không với tivi

Không có chương trình tivi nào giúp ích cho sự phát triển nhận thức của bé giai đoạn này. Thay vào đó, sự tương tác giữa mẹ và bé mới là cách hiệu quả để dạy trẻ sơ sinh thông minh.

– Đọc sách cho bé nghe

Nhiều người cho rằng bé sơ sinh còn quá nhỏ, chưa hiểu gì nên việc đọc sách cho bé nghe chẳng mang lại lợi ích gì.

Thực tế, đọc sách cho bé nghe không chỉ tăng tương tác giữa mẹ và con mà còn thúc đẩy sự phát triển não bộ ở trẻ. Việc tiếp xúc với vốn từ vựng phong phú mỗi ngày còn giúp con học đọc nhanh hơn sau này. Đây cũng là cách giáo dục trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

Dạy trẻ sơ sinh thông minh: Cho bé khám phá môi trường xung quanh

– Cho bé đi dạo

Mẹ có thể địu con hoặc đẩy bé đi dạo để giúp con có cơ hội mở mang tầm nhìn. Đặc biệt, mẹ vừa đi vừa trò chuyện, vừa giới thiệu với con những gì bé thấy trên đường cũng là cách phát triển nhận thức và khả năng ngôn ngữ của con.

Dạy trẻ sơ sinh thông minh: Chó bé khám phá môi trường xung quanh

– Cho bé đi mua sắm

Các gian hàng trong siêu thị, trung tâm thương mại luôn sắp xếp hấp dẫn và đầy màu sắc. Bên cạnh đó, âm thanh nhộn nhịp ở đây không chỉ giúp bé phát triển thính giác mà còn mang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm mới lạ.

Như vậy, để dạy trẻ sơ sinh thông minh, mẹ cần kết hợp nhiều hoạt động kể trên thường xuyên. Hẳn nhiên ở giai đoạn này mẹ sẽ rất căng thẳng, mệt mỏi vì thiếu ngủ và cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn. Vậy nên, mẹ có thể chia sẻ cách nuôi dạy trẻ sơ sinh với bố, giúp bố biết cách chơi với con. Điều đó vừa giúp kết nối tình cảm bố con mà mẹ cũng có thời gian để nghỉ ngơi.

Hương Lê

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. The Benefits of Reading to Babies https://health.clevelandclinic.org/the-benefits-of-reading-to-babies/ Ngày truy cập: 11/9/2021.

2. Why Kids Need to Spend Time in Nature https://childmind.org/article/why-kids-need-to-spend-time-in-nature/ Ngày truy cập: 11/9/2021.

3. Newborn Reflexes and Behavior https://familydoctor.org/newborn-reflexes-behavior/ Ngày truy cập: 11/9/2021.

4. Speech and Language Milestones, Birth to 1 Year https://www.mottchildren.org/health-library/ue5081 Ngày truy cập: 11/9/2021.

5. Positive Parenting Tips https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/positiveparenting/index.html Ngày truy cập: 11/9/2021.

x