Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/03/2017

Cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách không làm mất chất

Cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách không làm mất chất
Đối với sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh, việc hâm nóng trước khi cho bé uống là điều cần thiết. Có nhiều cách hâm nóng sữa mẹ khác nhau và một số lưu ý khi làm nóng sữa dưới đây sẽ giúp bạn giữ được lượng dinh dưỡng hoàn hảo cho bé

Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng bạn hâm nóng sữa mẹ cho bé dùng kịp thời trước khi sữa không còn giữ được lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu được trữ trong tủ trữ đông, sữa mẹ có thể được bảo quản đến 6 tháng. Tuy nhiên, trong một chiếc tủ lạnh thông thường, sữa mẹ đông lạnh chỉ nên được sử dụng trong vòng 2 tuần.

Cách rã đông sữa mẹ từ trong tủ lạnh

Trước khi sử dụng, bạn hãy đặt những bịch sữa đông ra cửa tủ lạnh để rã đông từ từ. Tốt nhất, bạn nên để khoảng 8 tiếng để sữa mẹ hoàn toàn không còn những tinh thể nước đá. Lý tưởng nhất, bạn nên sử dụng ngay lượng sữa đã tan đá này, tuy rằng chúng có thể được lưu trữ một vài ngày trong tủ lạnh.

Xả nước rã đông sữa

Nếu bạn hâm nóng sữa mẹ từ trạng thái đông đá, hãy bắt đầu bằng cách xả bịch sữa đông dưới vòi nước mát. Bước xả nước này rất cần thiết để đảm bảo sữa được rã đông một cách từ từ, không làm hỏng các dưỡng chất trong sữa. Sau đó, khi sữa đã không còn đông đá, bạn hãy từ từ tăng nhiệt độ nước để làm ấm dần sữa. Bé có thể uống sữa ở nhiệt độ bình thường, nhưng nếu bé kén ăn thì bạn nên hâm sữa ấm trước khi cho bé uống. Trong trường hợp sữa đã được để trong tủ lạnh vài giờ cho đến khi tan đá, bạn chỉ cần xả bịch sữa dưới vòi nước ấm là được.

Hâm nóng sữa mẹ
Sau khi hâm nóng sữa mẹ, hãy nhỏ vài giọt sữa lên vùng da non trên cánh tay để thử độ nóng trước khi cho bé uống

Ngâm sữa vào nước ấm

Để hâm nóng sữa mẹ, bạn còn có thể đặt bịch sữa vào một tô nước ấm. Hãy đảm bảo nước không quá nóng vì nhiệt độ cao có thể khiến lượng sữa mẹ trong bịch trở nên quá nóng, gây bỏng cho bé khi uống. Ngược lại, nếu nước không đủ nóng thì không đủ sức làm tan và ấm sữa cho bé. Lưu ý, không để nước rò rỉ vào phía trong bịch sữa. Với một bịch sữa đang còn đông đá, bạn có thể cần vài chục phút để đưa sữa từ trạng thái đông lạnh trở về nhiệt độ phòng. Trong khi đó, với sữa đã được làm tan đá, bạn chỉ cần vài phút là đủ.

Trước khi cho bé uống, bạn hãy dùng thìa khuấy đều sữa để kiểm tra liệu có còn sót các tinh thể đá hay không.

Dùng máy hâm sữa

Trước hết, hãy đọc hướng dẫn sử dụng rõ ràng, bởi mỗi loại máy hút sữa có chi tiết kỹ thuật khác nhau. Một số loại máy hâm sữa làm nóng sữa trực tiếp trong nước, trong khi nhiều loại khác lại dùng hơi nước. Đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, cho nước vào đến vạch đánh dấu, cắm điện và vặn nút điều khiển đến mức nóng cần thiết. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, bạn có thể để máy tự đông chuyển sang chế độ giữ ấm và cho bé uống sữa khi đến giờ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x