Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 22/02/2022

Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?

Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?
Mọc răng là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sau sinh. Nó đánh dấu sự “trưởng thành”. Nhưng mọc răng thường đồng hành với những cơn sốt cao.

Mẹo mọc răng không sốt từ dân gian sẽ giúp các mẹ bỉm sữa bớt lo lắng khi bé con vào giai đoạn này. MarryBaby xin mách cho các mẹ những mẹo dân gian giúp bé và mẹ luôn vui khỏe khi mọc răng. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

Thực tế, không có cột mốc nào cụ thể cho thời gian mọc răng sữa của trẻ. Thông thường trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. Một số trẻ mọc răng sớm lúc 3-4 tháng tuổi; một số lại mọc muộn hơn. Răng sữa đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Răng thường mọc theo từng cặp. Và răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng hàm trên tương ứng.

  • Khi bắt đầu mọc răng, cơ thể trẻ sẽ có những rối loạn. Biểu hiện cụ thể như mệt mỏi; quấy khóc; bỏ bú; ít ngủ; bứt rứt khó chịu và hay làm nũng cha mẹ.
  • Trẻ sắp mọc răng hay bị chảy nước miếng; thường gặm thứ gì đó trong miệng và nhai.
  • Khi mọc răng, trẻ có thể bị sốt; rối loạn tiêu hóa; đi tiêu phân lỏng mà dân gian hay gọi là “tướt mọc răng”.
  • Để chuẩn bị cho răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ gây ra cảm giác ngứa ngáy; khó chịu nên trẻ thường dùng ngón tay hay đồ chơi để vào miệng cắn. Những triệu chứng này xảy ra trước 3-5 ngày răng mọc. Nướu nứt ra gây đau đớn khiến trẻ khóc nhiều hơn, ăn uống kém và sụt cân.

Mẹo mọc răng không sốt theo dân gian cho bé

bé mọc răng không sốt

1. Mẹo mọc răng không sốt với lá hẹ

Khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, mẹ dùng lá hẹ giã nhuyễn; vắt lấy nước cốt bôi vào nướu làm như vậy khi mọc răng sẽ không bị sốt. Đây là mẹo dân gian được nhiều mẹ biết và thực hiện nhất. Bởi vì, lá hẹ có tác kháng viêm; diệt khuẩn được dùng trong trường hợp trẻ bị viêm lợi; răng đau nhức.

2. Mẹo mọc răng không sốt: Gặm chân gà luộc

Gặm chân gà luộc là phương pháp được nhiều người lớn dùng và đã thành công. Mẹ hãy mua chân gà loại vừa; không quá to rồi luộc khoảng 20 phút cho chín hoàn toàn. Sau đó cho bé gặm khoảng 15 phút, có thể gặm 1-2 lần trong tuần. Khi cho bé ăn món này, mẹ phải đảm bảo chân gà không có xương nhé.

  • Với trẻ mới lần đầu mọc răng: mẹ nên làm vệ sinh răng miệng bằng gạc rơ lưỡi; cây cạo lưỡi hoặc bàn chải lưỡi.
  • Với trẻ đã mọc răng: mẹ nên thường xuyên đánh răng cho trẻ bằng bàn chải.

trẻ mọc răng không sốt

Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng bị sốt

Bên cạnh các mẹo chăm sóc răng không sốt, nếu trẻ mọc răng bị sốt mẹ nên lưu ý:

  • Thông thường, trẻ mọc răng sẽ tăng nhiệt độ nhẹ vào ngày mọc răng và 1 ngày trước khi mọc. Vì thế, khi bé mọc răng có thể sốt đến 38 độ – 39 độ C là bình thường.
  • Thời gian trẻ bị sốt khi mọc răng sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày sau đó rồi giảm dần và khỏi hẳn.
  • Nếu con sốt cao kèm các triệu chứng tiêu chảy; nôn ói; sổ mũi; ho; hắt hơi; khó thở… mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Vì đây là những dấu hiệu bất thường rất cần các bác sĩ khám và chẩn đoán để có hướng chữa trị kịp thời.

Hy vọng với các mẹo mọc răng không sốt trên đây sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc chăm sóc trẻ khi mọc răng. Nếu còn thắc mắc gì về cách chăm sóc con cái, mẹ có thể truy cập vào trang MarryBaby. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Association between Fever and Primary Tooth Eruption: A Systematic Review and Meta-analysis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5661046/

Truy cập ngày 31/01/2022

2. Baby’s First Tooth: 7 Facts Parents Should Know

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/teething-tooth-care/Pages/Babys-First-Tooth-Facts-Parents-Should-Know.aspx

Truy cập ngày 31/01/2022

3. Your Infant is Teething: Know the Signs and Symptoms

https://www.chla.org/blog/rn-remedies/your-infant-teething-know-the-signs-and-symptoms

Truy cập ngày 31/01/2022

4. Teething Or Sick: How To Tell In Your Baby

https://www.franciscanhealth.org/community/blog/teething-or-sick-how-to-tell-in-your-baby

Truy cập ngày 31/01/2022

5. Teething Tots

https://kidshealth.org/en/parents/teething.html

Truy cập ngày 31/01/2022

x