Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/01/2022

Nên làm gì khi trẻ nói dối? Câu chuyện dạy trẻ không nói dối dành cho mẹ

Nên làm gì khi trẻ nói dối? Câu chuyện dạy trẻ không nói dối dành cho mẹ
Sẽ chẳng dễ chịu nếu bỗng một ngày mẹ phát hiện ra trẻ đang nói dối bố mẹ. Sự thành thật ngày nào của con đã được thay bằng những lời nói dối. Lúc này, liệu mẹ có nên lập tức trừng phạt trẻ? Mẹ cần làm gì khi trẻ nói dối?

Không phải ai cũng có thể chấp nhận chuyện con nói dối cũng như có cách xử lý phù hợp. Việc la mắng hoặc trách phạt đôi khi còn có thể gây nên tác dụng ngược, khiến trẻ nói dối nhiều hơn. Do đó, mẹ hãy cùng MarryBaby bỏ túi cẩm nang hướng dẫn xem cần làm gì khi trẻ nói dối mẹ nhé!

  • Muốn kiểm soát tình huống: Trong một số tình huống, trẻ có thể muốn nói dối để kiểm soát tình huống hiện tại theo ý mình, chẳng hạn như nói dối về lỗi sai của mình để không bị bố mẹ trách phạt.
  • Trẻ muốn nhận được sự chú ý: Trẻ nói dối có thể xuất phát từ nguyên nhân con muốn nhận được sự chú ý từ bố mẹ và những người xung quanh. Một ví dụ thường thấy chính là khi con bị ngã, dù không đau nhưng con vẫn khóc và nói rằng con rất đau để được dỗ dành, an ủi.
  • Nói trước khi nghĩ: Khi được hỏi, trẻ có thể trả lời mà không cần nghĩ, khiến câu trả lời này hoàn toàn sai sự thật và giống như một lời nói dối. Tình huống này thường gặp ở trẻ bị ADHD – chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • Khi trẻ thấy người lớn nói dối: Nếu trẻ phát hiện ra bố mẹ hay những người thân xung quanh mình đang nói dối, trẻ sẽ có thể học theo và dần có thói quen nói dối nhiều hơn.
  • Không nhận được sự tin tưởng: Khi trẻ chia sẻ một vấn đề nào đó nhưng bố mẹ không tin trẻ hoặc tỏ ý nghi ngờ, những lần sau trẻ sẽ có xu hướng im lặng hoặc nói dối, không còn muốn kể sự thật nữa.

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang nói dối

câu chuyện dạy trẻ không nói dối
Có nhiều câu chuyện dạy trẻ không nói dối mẹ có thể kể cho bé mỗi ngày.

Trước khi suy xét việc nên làm gì khi trẻ nói dối, mẹ có thể bỏ túi một vài dấu hiệu để xem trẻ có đang nói dối hay không mẹ nhé. Thông thường, khi nói dối, trẻ sẽ có một hoặc một vài biểu hiện sau đây:

  • Trẻ có cử chỉ không tự nhiên, không dám nhìn thẳng vào mắt người lớn
  • Khi nói, trẻ sẽ chớp mắt nhiều hơn bình thường
  • Tay có thể chống cằm, đầu hơi cúi thấp
  • Trẻ nói dối sẽ có vẻ bồn chồn, tay co giật nhẹ, tay chân ngọ nguậy không yên. Mẹ có thể quan sát thấy tay trẻ nắm lại hoặc cầm nắm vật gì đó trong vô thức
  • Khi nói dối, trẻ cũng không nói một câu suôn sẻ mà dễ ấp úng, ngập ngừng, nói vấp
  • Trẻ có thể im lặng, từ chối trả lời khi bị người lớn tra hỏi
  • Trẻ bịa ra những câu chuyện phi lý, không logic

Mẹ cần làm gì khi trẻ nói dối?

Khi phát hiện trẻ nói dối, nếu mẹ không xử lý đúng cách mà lập tức tỏ thái độ bực bội, la mắng hoặc trách phạt trẻ có thể để lại ám ảnh tâm lý và ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách của con về sau.

Vậy phải làm gì khi trẻ nói dối mẹ nhỉ? Nếu chẳng may thấy trẻ đang có biểu hiện nói dối, mẹ có thể thử chọn cách xử trí tùy theo độ tuổi của con. Cụ thể:

Cách xử lý khi trẻ mới biết đi (2-3 tuổi)

Ở độ tuổi này, trẻ có thể chưa hiểu được việc nói dối là một điều không được phép. Mẹ cũng cần nhớ rằng, không phải lúc nào trẻ 2-3 tuổi cũng suy nghĩ trước khi hành động nên trẻ cũng thường ít lường trước được hậu quả của việc nói dối.

Thông thường, “động cơ” để trẻ nói dối trong độ tuổi này chỉ là để phản ứng với việc bố mẹ đang khó chịu, tức giận. Trẻ không có ý để nói dối bố mẹ.

Nếu mẹ chưa biết làm gì khi trẻ nói dối, hãy nhớ rằng trong giai đoạn này, đừng cố gắng trừng phạt con bằng đòn roi hay những lời trách móc. Hãy cho trẻ biết rằng mẹ đã biết sự thật bằng một cách thật nhẹ nhàng, sau đó nói với con về tác hại khi nói dối, giúp con hiểu được đúng sai.

Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể học cách để trao đổi, trò chuyện với bố mẹ và những người xung quanh. Do đó, khi trẻ nói dối, mẹ nên cùng con ngồi xuống và cho con biết tầm quan trọng của việc nói sự thật.

Vậy trong tình huống này, mẹ nên làm gì khi trẻ nói dối? Trước tiên, mẹ cần nhớ rằng trẻ vẫn muốn bản thân mình làm những điều đúng đắn. Tuy nhiên, vì thiếu kỹ năng xử lý tình huống nên trẻ quyết định nói dối như một cách để giải quyết vấn đề.

Lúc này, mẹ cần xác định xem nguyên nhân phía sau lời nói dối của trẻ là gì và hướng dẫn con cách xử lý vấn đề. Hãy xem đây như một cơ hội để rèn luyện những kỹ năng mềm cho con mẹ nhé!

Làm gì khi trẻ nói dối ở độ tuổi trung học?

Trong những năm cấp hai, con bạn thậm chí có nhiều khả năng nói dối hơn vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như để hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa, để tránh khỏi việc bị bố mẹ trách phạt, để được bố mẹ đồng ý một nguyện vọng nào đó của mình,…

Lúc này, mẹ cần giải thích cho trẻ những hậu quả nguy hiểm của việc nói dối. Ví dụ như khi trẻ qua nhà bạn chơi nhưng lại nói dối là đến trường cùng bạn. Như vậy nếu trẻ có sự cố như tai nạn, mẹ sẽ không thể can thiệp xử lý ngay lập tức được.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể chia sẻ với con việc con nói dối sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của mọi người xung quanh dành cho con. Từ đó, trẻ sẽ có thể hạn chế và ngưng việc nói dối của mình.

>>> Mẹ nên xem thêm: Những phương pháp dạy con hay nhất bố mẹ cần biết

Những câu chuyện dạy trẻ không nói dối

làm gì khi trẻ nói dối

Không chỉ quan tâm đến việc làm gì khi trẻ nói dối, nhiều mẹ cũng đặc biệt tìm cách nuôi dạy con để hạn chế việc trẻ nói dối bố mẹ và mọi người. Bên cạnh việc trò chuyện, mẹ cũng có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn liên quan đến vấn đề nói dối nữa đấy nhé!

Hôm sau, Sáo Sậu bị sốt cao, mệt mỏi nằm một chỗ và cầu cứu Ong mật khi thấy Ong bay ngang qua: “Ong ơi giúp tớ với, tớ sốt cao và mệt quá.”. Tuy nhiên, Ong đã không tin và tiếp tục bay đi hút mật. Khi Ong quay về, Sáo Sậu đang nằm ngất ngoài cửa nên Ong vội vàng kêu các loài thú khác đến lấy nước, thuốc cho Sáo Sậu uống.

Sau khi tỉnh lại, Sáo Sậu đã nhận ra hậu quả từ việc nói dối của mình và xin lỗi muôn loài. Từ đó, Sáo Sậu đã có một bài học đặc biệt cho riêng mình.

Câu chuyện dạy trẻ không nói dối 01: “Cậu bé chăn cừu”

truyện cậu bé chăn cừu

Làm gì khi trẻ nói dối? Mẹ hãy thử áp dụng cách kể chuyện để giáo dục cho trẻ với câu chuyện “Cậu bé chăn cừu” quen thuộc nhưng luôn hiệu quả nhé.

Truyện kể rằng, ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé chăn cừu. Mỗi ngày, cậu sẽ nằm trên cánh đồng, canh chừng đàn cừu ăn cỏ khỏi lũ sói đói và lùa cừu về làng khi trời về chiều. Mọi người trong làng thường căn dặn cậu hãy hét to lên nếu gặp sói để mọi người hỗ trợ.

Một ngày nọ, cậu nảy ra ý tưởng lừa mọi người trong làng một vố cho vui. Cậu bỗng chạy đến bìa cánh đồng rồi hét to : “Sói! Có sói!”.

Khi nghe được, dân làng liền bỏ dở việc đang làm để chạy đến, giúp cậu đuổi sói. Khi thấy mọi người cầm gậy gộc, khiên cuốc chạy đến và hét to đuổi sói, cậu bé cười thích thú vì đã lừa được mọi người.

Lúc này, người trong làng vẫn chưa nhận ra và nghĩ rằng sói đã hoảng sợ khi nghe thấy tiếng ồn từ xa. Họ quyết định quay trở về làng và tiếp tục công việc của mình. Trong khi đó, cậu bé cười ngặt nghẽo và nghĩ mình thật thông minh khi lừa được mọi người trong làng.

Cho rằng mình thông minh, cậu bé lại tiếp tục trò đùa này vào ngày hôm sau. Dân làng một lần nữa chạy đến giúp cậu bé đuổi sói. Họ cố gắng chạy nhanh hơn, tạo ra nhiều tiếng ồn hơn để đuổi sói và rồi thấy cậu bé cười ngặt nghẽo, chẳng có con sói nào cả! Mọi người giờ đã hiểu ra cậu bé chỉ đang lừa họ và có lời nhắc nhở: “Này thằng bé kia, hãy coi chừng đấy. Rồi sẽ có lúc mày phải kêu cứu mà chẳng có ai đến đâu!”.

Cậu bé tiếp tục cười to và không tin vào những lời dân làng căn dặn.

Một ngày nọ, mọi thứ bỗng trở thành sự thật. Cánh đồng xuất hiện một con sói hung dữ, lăm le tiến đến bầy cừu. Cậu bé liền chạy thật nhanh về làng và liên tục hét lớn: “Sói! Có sói! Có một con sói thật đang đến!”.

Tuy nhiên, mọi người cho rằng cậu bé chỉ đang cố gắng lừa họ nên thản nhiên như chẳng nghe thấy gì. Cuối cùng, cậu bé đành ngậm ngùi nhìn sói ăn hết đàn cừu và hiểu ra rằng, sẽ chẳng ai tin một người từng nói dối cả, cho dù sau đó có nói thật đi chăng nữa.

>>> Mẹ có thể độc thêm cho con nghe: Những mẩu truyện cổ tích để kể chuyện cho bé ngủ ngon

Nói dối là một đức tính xấu ở trẻ và mẹ hoàn toàn có thể uốn nắn con để con khắc phục tình trạng này. Vì thế, nếu không biết làm gì khi trẻ nói dối, hãy thử những cách làm trên mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

 

1. Why Kids Lie and What Parents Can Do About It

https://childmind.org/article/why-kids-lie/

Ngày truy cập: 1/1/2022

2. Lies: why children lie and what to do

Ngày truy cập: 1/1/2022

3. Why does my child lie so much?

https://www.understood.org/articles/en/why-does-my-child-lie-so-much

Ngày truy cập: 1/1/2022

4. Lying and Children

https://www.aacap.org/AACAP/Families_and_Youth/Facts_for_Families/FFF-Guide/Children-And-Lying-044.aspx

Ngày truy cập: 1/1/2022

5. Lying: Is it normal?

https://oklahomatfcbt.org/wp-content/uploads/2020/09/Lying-Is-it-normal.pdf

Ngày truy cập: 1/1/2022

x