Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/11/2020

[INFOGRAPHIC] Lịch tiêm chủng đầy đủ 2 năm đầu đời

[INFOGRAPHIC] Lịch tiêm chủng đầy đủ 2 năm đầu đời
Nắm rõ lịch tiêm chủng cho bé 2 năm đầu đời giúp mẹ an tâm chăm sóc bé đồng thời giúp bé phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Cho bé tiêm phòng đầy đủ sau khi sinh là cách tốt nhất để bảo vệ bé trước những căn bệnh nguy hiểm như bại liệt, rubella… Nắm rõ lịch tiêm chủng 2 năm đầu đời sẽ giúp mẹ an tâm chăm sóc bé.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của trẻ, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh. Đó là lý do các chuyên gia luôn khuyến cáo các bậc phụ huynh nên thực hiện đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế.

Sau khi tiêm, cơ thể trẻ sẽ bị một số tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc. Nhưng mức độ rủi ro khi bé không được tiêm chủng vượt xa rất nhiều lần. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là cách đơn giản và hiệu quả nhất bảo vệ bé cưng khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng nguy hiểm của nhiều loại bệnh “đáng sợ”.

Lịch tiêm chủng đối với trẻ dưới 2 tuổi

Dưới đây là những mũi tiêm quan trọng trong 2 năm đầu đời của trẻ.

Lịch tiêm chủng
Lịch tiêm chủng cho bé 2 năm đầu đời mẹ cần nắm rõ để không bỏ lỡ mũi tiêm nào nhé.

Tiêm chủng có tác dụng gì?

Chúng ta vẫn thường được nghe câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tiêm chủng là sử dụng một loại vắc xin nào đó để phòng bệnh, có tác dụng bảo vệ dài lâu cho người dùng. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất và đơn giản nhất để phòng những bệnh nguy hiểm như lao, viêm gan siêu vi B, viêm não Nhật Bản, bại liệt… Tiêm chủng không chỉ được áp dụng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà cả những trẻ vị thành niên và người trưởng thành.

Đối với trẻ sơ sinh và các bé dưới 3 tuổi, việc sử dụng vắc xin đúng lịch tiêm chủng sẽ giúp các bé tránh được hầu hết những căn bệnh nguy hiểm để có một khởi đầu đầy khỏe mạnh, vững chắc cho tương lai.

Loại vắc xin đầu tiên được ghi nhận là vắc xin phòng bệnh đậu mùa, được thử nghiệm thành công năm 1796 tại Anh. Từ dấu mốc này đến nay, đã có rất nhiều loại vắc xin ra đời giúp con người ngừa được rất nhiều căn bệnh hiểm nghèo trên toàn thế giới. Cho đến ngày nay, vắc xin vẫn là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Trong thành phần của vắc xin thường chứa các loại vi khuẩn, virus giảm độc lực, giúp kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể trước căn bệnh gây ra bởi loại vi khuẩn, virus đó. Những loại vắc xin khác nhau sẽ thích hợp cho từng độ tuổi khác nhau. Các nhà khoa học cũng căn cứ trên độ tuổi nào dễ bị mắc bệnh để khuyến nghị sử dụng loại vắc xin thích hợp giúp chặn đứng nguy cơ mắc bệnh.

Khi nào không nên đưa trẻ đi tiêm phòng?

Có một vài tình huống đặc biệt mà mẹ không nên đưa trẻ đi tiêm phòng để tránh những phản ứng nguy hiểm. Đó là:

  • Trẻ đang sốt cao.
  • Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
  • Trẻ đang bị viêm da mủ hoặc bệnh chàm ngoài da
  • Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch (có nước) màng phổi…, nhất là đang có bệnh ở thận.
  • Trẻ bị dị ứng với loại protein dùng trong vắc xin, chẳng hạn như dị ứng lòng trắng trứng.
  • Trẻ vừa trải qua một đợt điều trị với các loại thuốc corticoid.

Nếu con rơi vào những trường hợp trên, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Còn trong trường hợp con bị sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ, suy dinh dưỡng hay ho, chảy mũi… thì con vẫn có thể tiêm phòng bình thường mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x