Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/02/2021

Cách rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý khi bé bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng...

Cách rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý khi bé bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng...
Thời tiết thay đổi đột ngột rất dễ làm trẻ mắc các bệnh về mũi, họng. Lúc này, mẹ cần vệ sinh mũi cho bé thường xuyên để điều trị chứng viêm mũi, đồng thời phòng cách bệnh về đường hô hấp. Chỉ khi rửa mũi đúng cách, chất nhờn, dị vật, vi trùng trong mũi bé mới bị loại bỏ, nhờ đó bé dễ thở hơn.
Cách rửa mũi cho bé
Cách rửa mũi cho bé khi con yêu bị cảm cúm, ho có đờm, viêm họng, cảm lạnh…

Vì sức đề kháng yếu, lại cực kỳ mẫn cảm với môi trường bên ngoài, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi.

Dịch mũi của trẻ trong những ngày đầu ủ bệnh thường trong, loãng và không nhiều. Càng về sau, dịch chảy nhiều và đặc sệt, đồng thời chuyển màu vàng hoặc xanh, có mùi tanh nếu bệnh nặng hơn do vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, dịch mũi chứa vi khuẩn chảy xuống họng, gây viêm họng hoặc chảy vào tai gây bệnh viêm tai giữa.

Để trị khỏi bệnh viêm mũi cho bé cũng như phòng bệnh khác lây lan qua đường hô hấp, mẹ nên biết cách rửa mũi cho bé. Thực hiện thường xuyên, đúng chuẩn và an toàn, bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muổi sinh lý

Một trong những cách rửa mũi cho bé tốt nhất là dùng nước muối sinh lý. Bạn nên chọn loại nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh để làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm nặng. Mẹ có thể yên tâm với phương pháp này, bởi nước muối sinh lý rất an toàn, không gây tác dụng phụ.

Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh rất đơn giản, mẹ nên thực hiện các bước như sau:

– Giữ trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi bé.

– Ấn nhẹ lọ rửa mũi cho trẻ sơ sinh khoảng 2-3 giây. Mẹ có thể dùng dạng xịt mũi cho bé hoặc dạng nhỏ đều được.

– Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại. Lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra.

– Nếu dịch mũi bé đặc sệt, mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Đợi khoảng 2-3 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi.

Vậy là mẹ đã hoàn thành xong cách nhỏ nước mũi sinh lý cho trẻ sơ sinh rồi đấy.

Có nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày?

Có nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày?

Dù mẹ có dùng đúng loại nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh đi nữa thì cũng không nên lạm dụng cho trẻ sản phẩm này vì sẽ làm mất phản xạ bài tiết chất nhầy.

Ngoài ra, nếu rửa không đúng cách, có thể làm nhiễm trùng thêm. Nếu sau một thời gian rửa mũi họng liên tục mà ngưng đột ngột đôi thì sẽ làm lớp niêm mạc giảm độ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hô hấp tấn công.

Bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý khi bé bị cảm cúm, viêm mũi, tăng bài tiết chất nhầy hay mũi họng bị nhiễm trùng, long đờm.

Cần lưu ý gì khi thực hiện cách rửa mũi cho bé?

Để rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý những điều dưới đây:

– Thực hiện cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh trước khi ăn để tránh nôn trớ.

– Cố gắng rửa mũi lúc trẻ còn thức, vì khi trẻ mở miệng, nước mũi sẽ không chảy vào họng.

– Tránh dùng miệng hút mũi cho bé, vì cách này có thể vô tình làm trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp khác.

– Hạn chế rửa mũi cho bé quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu bị viêm mũi. Chất nhầy trong mũi trẻ có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên, ngăn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Rửa mũi quá nhiều với nước muối sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ.

– Nhiều mẹ truyền nhau cách nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé để giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên thực hiện cách này vì dễ gây bỏng, bởi niêm mạc mũi trẻ sơ sinh quá mỏng.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
https://www.uhhospitals.org/Healthy-at-UH/articles/2019/01/what-to-do-for-a-babys-stuffy-nose https://www.healthline.com/health/baby/cleaning-babys-nose https://raisingchildren.net.au/babies/health-daily-care/hygiene-keeping-clean/cleaning-eyes-nose-ears
x