Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 10/10/2022

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu rất nhiều, thường lên đến 16 đến 17 giờ một ngày. Bé ngủ từng giấc ngắn 2-4 giờ mỗi lần. Ngủ ít hoặc quá nhiều so với bảng thời gian chuẩn đều là những dấu hiệu đáng lo.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi đều không cố định, không theo nhịp ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mệt mỏi với thời gian biểu bất thường của bé. Bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần trong đêm để thay tã, cho bú và dỗ bé ngủ.

1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 1
Ngủ nhiều được coi là “mặc định” cần thiết trong những tháng đầu sau sinh của bé

Trước khi biết thời gian ngủ của trẻ sơ sinh; mẹ cần hiểu vì sao giấc ngủ quan trọng đối với bé.

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc cần đi tiêu, đi tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ; lý do là vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài và thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh:

  • Phát triển trí não.
  • Hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần.
  • Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.
  • Những giấc ngủ ngon có thể giúp bé trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh.

2. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác gì so với người lớn?

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn, trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM).

Đây điều cần thiết cho sự phát triển đặc biệt của bộ não bé. Đặc điểm của giấc ngủ với chuyển động mắt nhanh (REM) là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM). Kết quả, trẻ sơ sinh dễ dàng thức giấc.

Khi được 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm; mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn trước. Như vậy thời gian thức của trẻ sơ sinh vào ban ngày sẽ nhiều hơn.

Trong giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, hầu hết thời gian ngủ của bé sơ sinh kéo dài từ 8-12 giờ suốt đêm. Một số bé đã ngủ được lâu vào ban đêm ngay từ khi 6 tuần tuổi, nhưng nhiều bé khác phải chờ tới 5 hoặc 6 tháng tuổi.

2.1 Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh nhiều có tốt không?

Ngoài biết thời gian ngủ của trẻ sơ sinh; nhiều mẹ cũng thắc mắc liệu bé ngủ nhiều quá có tốt không.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhưng trong khoảng thời gian được khuyến cáo thì vẫn là tốt cho sự phát triển. Mẹ chỉ cần lo lắng khi giấc ngủ của bé ảnh hưởng đến việc bú sữa. Lúc này, tốt nhất mẹ nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để hiểu rõ tình trạng ngủ nhiều của bé.

2.2 Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh ít có ảnh hưởng gì không?

Em bé khó ngủ, ngủ ít trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ.

Trẻ cần được ngủ sâu vào 22-24-2 giờ vì đây là thời điểm hormone chiều cao phát triển tốt nhất; trẻ ngủ sâu được thời gian này sẽ phát triển chiều cao tối ưu. Nếu trẻ bỏ lỡ, con có thể sẽ không cao như những trẻ khác.

Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều ngủ ít cũng không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon. Vì vậy, mẹ cần tạo không gian thoáng, nhiệt độ phòng vừa phải để trẻ ngủ ngon, ít giật mình.

>> Mẹ có thể xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

3. Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khoa học

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khoa học

Dưới đây là trung bình thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và giờ ngủ của trẻ sơ sinh mỗi ngày; bao gồm giấc ngủ ban ngày và ban đêm.

Trẻ 0-2 tháng:

  • Ngủ 15-16 tiếng/ngày.
  • Bé có 3-5 giấc ngủ ngắn.
  • Thời gian ngủ ngày: 7-8 tiếng.
  • Thời gian ngủ ban đêm: 8-9 tiếng.

Trẻ 3-5 tháng:

  • Ngủ 14-16 tiếng/ngày.
  • Bé có 3-4 giấc ngủ ngắn.
  • Thời gian ngủ ngày: 4-6 tiếng.
  • Thời gian ngủ ban đêm: 8-9 tiếng.

Trẻ 6-8 tháng:

  • Ngủ 14 tiếng/ngày.
  • Bé có 2-3 giấc ngủ ngắn.
  • Thời gian ngủ ngày: 3-4 tiếng.
  • Thời gian ngủ ban đêm: 11 tiếng

Trẻ 9-12 tháng:

  • Ngủ 14 tiếng/ngày.
  • Bé có 2 giấc ngủ ngắn.
  • Thời gian ngủ ngày: 3-4 tiếng.
  • Thời gian ngủ ban đêm: 11 tiếng.

Lưu ý: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh vào ban ngày lâu hơn thì ban đêm bé sẽ ngủ ít hơn và ngược lại.

4. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Thời gian ngủ của mỗi bé mỗi khác vì phụ thuộc vào độ tuổi, giờ ăn cũng như thói quen sinh hoạt của mỗi gia đình. Giai đoạn 0-6 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo một số thông tin sau:

4.1 Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng: Bé sẽ ngủ gần như cả ngày và chỉ dậy vài giờ để ăn. Trung bình, thời gian ngủ của một đứa trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 15-16 giờ mỗi ngày.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng:

  • Từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi, bé ngủ trung bình 15,5-17 giờ tổng cộng mỗi ngày, trong đó khoảng 8,5-10 giờ vào ban đêm và 6-7 giờ trong ngày trải dài khoảng 3-4 giấc ngủ ngắn.
  • Trong tháng thứ 3, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cần trung bình 15 giờ để ngủ, 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ ban ngày.

Vậy mẹ đã biết trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ rồi chứ.

4.2 Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi – 6 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi – 6 tháng tuổi giao động trong 12-16 giờ. Mỗi sáng bé dậy vào khoảng 6-8 giờ, ban ngày có 2-4 giấc ngủ ngắn, mỗi lần từ 30 phút – 3 giờ đồng hồ. Bé đi ngủ vào buổi tối lúc 6-8 giờ. Ban đêm, giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài 4-10 giờ 1 lần và tổng cộng là 9-12 giờ.

thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh cần ngủ đủ giấc vào ban đêm và cả thời gian ban ngày

4.3 Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 6 – 8 tháng tuổi

Hầu hết trẻ 6 tháng đều đã có thể ngủ suốt đêm (khoảng 6 – 8 tiếng) mà không thức dậy đòi bú. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số bé thức giấc 1 – 2 lần.

Đối với thời gian ngủ của trẻ sơ sinh vào ban ngày, số giấc ngủ ngắn của bé có thể giảm so với những tháng trước nhưng mỗi cữ ngủ của bé có thể dài hơn, khoảng 3 – 4 tiếng.

6 – 8 tháng cũng là thời điểm mà bé sẽ có nhiều bước phát triển nhảy vọt quan trọng. Do đó, tình trạng thụt lùi giấc ngủ cũng tiếp tục xuất hiện.

4.4 Giấc ngủ của bé 9 – 12 tháng tuổi

Ở thời điểm 9 – 12 tháng, nhiều bé đã học được thói quen tự ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Thời điểm này, bé có thể liên tục ngủ trong suốt 9 – 12 tiếng mỗi đêm. Vào ban ngày, bé sẽ có 2 giấc ngủ ngắn khoảng 3 – 4 tiếng.

Trong thời gian 8 – 10 tháng tuổi, tình trạng thụt lùi giấc ngủ vẫn tiếp tục xuất hiện, thậm chí là xuất hiện nhiều lần. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian này sẽ có nhiều giai đoạn phát triển nhảy vọt quan trọng như mọc chiếc răng đầu tiên, trẻ bắt đầu chuyển từ ngồi sang đứng hay trẻ bắt đầu học nói.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ và cách khắc phục hiệu quả

5. Làm thế nào để thiết lập thói quen ngủ tốt cho trẻ sơ sinh?

Để đảm bảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh; cha mẹ nên xây dựng một số cách để bé nhanh chìm vào giấc ngủ.

5.1 Tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy bé mệt

Trong 6 đến 8 tuần đầu tiên, hầu hết các bé không thể thức lâu hơn 2 tiếng mỗi khi tỉnh giấc. Ngược lại, nếu thức lâu hơn 2 tiếng, có thể bé bị mệt và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

Đây là lúc mẹ cần kiểm tra xem bé có mệt mỏi hay không. Bé có dụi mắt, bứt tai hoặc tỏ vẻ bứt rứt hơn bình thường không?

Nếu thấy những biểu hiện này, thử đặt bé nằm xuống. Mẹ sẽ sớm phát triển giác quan thứ sáu về các thói quen và nhịp điệu hàng ngày của bé. Bản năng sẽ giúp mẹ biết khi nào bé sẵn sàng cho một giấc ngủ.

5.2 Bắt đầu dạy cho bé sự khác biệt giữa ngày và đêm

Một số trẻ sơ sinh là cú đêm sẽ thức khi mẹ muốn đi ngủ. Trong vài ngày đầu tiên; mẹ sẽ không thể làm được gì nhiều để thay đổi điều này. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi; mẹ có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ngày và đêm.

Khi bé còn tỉnh vào ban ngày, mẹ nên dành thời gian tương tác với bé nhiều nhất có thể, giữ cho ngôi nhà và phòng bé đầy ánh sáng. Mẹ cũng không cần cố gắng giảm thiểu những tiếng ồn ban ngày quen thuộc như điện thoại; tiếng nhạc; hoặc máy giặt. Nếu bé có vẻ buồn ngủ khi đang bú, nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Vào ban đêm, nếu bé có thức dậy cũng đừng chơi đùa với bé. Để đảm bảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, mẹ nên giữ cho ánh sáng, độ ồn ở mức thấp; không nói chuyện với bé. Chẳng bao lâu bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng ban đêm là thời gian ngủ của trẻ sơ sinh.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không?

5.3 Xem xét việc tập cho bé một số thói quen vào giờ đi ngủ

Tập thói quen ngủ cho bé
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể giao động từ 15-21 giờ

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu một thói quen trước khi đi ngủ. Đó có thể là thay đồ ngủ, hát một bài hát ru và cho bé một nụ hôn chúc ngủ ngon.

>> Mẹ xem thêm: 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

5.4 Cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ một mình

Mẹ tập cho bé tự đi ngủ một mình sẽ giúp con yêu ngủ đủ giấc và đảm bảo được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh.

Ngay khi bé được 6 đến 8 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ một mình. Nhưng làm thế nào?

Mẹ hãy đặt bé nằm xuống khi bé buồn ngủ, tránh lắc lư để cho bé ngủ. Các bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng những gì họ làm lúc này không có ảnh hưởng gì. Nhưng thực ra, bé đang hình thành thói quen ngủ. Nếu lắc lư bé trong tám tuần đầu tiên, bé sẽ có thói quen đó trong thời gian sau.

Tuy nhiên, một số phụ huynh chọn lắc lư hoặc cho bé của mình bú để ngủ vì họ tin rằng đó là bình thường. Họ thích điều đó vì nghĩ con sẽ phát triển mạnh và ngủ ngon, hoặc họ cho rằng cách này hiệu quả hơn. Họ muốn thức dậy cùng với em bé nhiều lần trong đêm để giúp bé quay trở lại giấc ngủ.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Em bé khó ngủ cũng tương tự. Mẹ nên tham khảo bảng giờ ngủ dành cho bé dưới 1 tuổi để đảm bảo bé ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Sleep and Your Newborn
https://kidshealth.org/en/parents/sleepnewborn.html
Truy cập ngày 24/11/2021

2. Sleep and Your 1- to 3-Month-Old
https://kidshealth.org/en/parents/sleep13m.html
Truy cập ngày 24/11/2021

3. Helping your baby to sleep
https://www.nhs.uk/conditions/baby/caring-for-a-newborn/helping-your-baby-to-sleep/
Truy cập ngày 24/11/2021

4. Helping baby sleep through the night
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/
Truy cập ngày 24/11/2021

5. Typical sleep behaviour (1) – newborns 0 to 3 months
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/typical-sleep-behaviour-nb-0-3-months
Truy cập ngày 24/11/2021

x