Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/02/2017

Vì sao bé bị mồ hôi trộm, ngáy và khịt mũi khi ngủ

Vì sao bé bị mồ hôi trộm, ngáy và khịt mũi khi ngủ
Ngáy, khịt mũi và đổ mồ hôi trộm là những hiện tượng thường gặp khi bé ngủ, đặc biệt là ban đêm. Các vấn đề bình thường này có thể trở nên đáng lo ngại nếu đi kèm theo một số biểu hiện nhất định.

Thói quen ngáy và khịt mũi khi ngủ của trẻ sơ sinh

Nếu bé của bạn thỉnh thoảng ngáy hoặc khịt mũi trong khi ngủ, bạn không cần phải lo lắng, nhất là khi tiếng ngáy của bé đều đặn. Nhiều em bé cũng sẽ ngáy khi chúng bị nghẹt mũi. Nếu bé đang bị cảm lạnh, bạn có thể thử đặt máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng để giúp bé dễ thở hơn.

Nếu bé ngủ ngáy dai dẳng, đây có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Trong trường hợp bé lúc ngáy lúc không và sau đó là thở hổn hển, có thể đường hô hấp của bé đang bị tắc nghẽn. Triệu chứng này được gọi là “chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn”. Đây là một tình trạng mãn tính, không giống như giai đoạn ngưng thở trong chu kỳ thở của bé đã được nói ở trên. Lúc này, bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa tai – mũi – họng để kiểm tra.

Còn một lý do khác gây ra hiện tượng ngáy khi ngủ ở trẻ sơ sinh là dị ứng. Đối với những trường hợp này, máy lọc không khí trong phòng ngủ hoặc một vài loại thuốc do bác sĩ kê toa có thể giúp bé cảm thấy khỏe hơn. Bạn nên đưa bé đi khám để xác định xem liệu bé có bị dị ứng hay không và bạn cần làm gì cho bé lúc này.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Đổ mồ hôi trộm, ngáy và khịt mũi khi ngủ
Tiếng ngáy của trẻ sơ sinh có thể mách cho mẹ biết bé có gặp vấn đề gì về đường hô hấp hay không

Trẻ sơ sinh hay đổ mồ hôi trộm ban đêm

Một số trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầm đìa khi giấc ngủ của bé ở giai đoạn sâu nhất vào ban đêm. Đổ mồ hôi ở trẻ nhỏ rất phổ biến nhưng nếu mồ hôi ra quá nhiều, có thể có điều gì đó không ổn. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh cũng như các bệnh nhiễm trùng khác hay do tình trạng ngưng thở khi ngủ, bởi bé rất khó khăn để có thể thở được cho nên bé sẽ đổ mồ hôi nhiều.

Một trong những nguy cơ dẫn đến hội chứng đột tử ở bé sơ sinh (SIDS) là do quá nóng, vì vậy, phòng ngủ của bé cần được thoáng mát. Ngoài ra, quần áo cũng cần đủ ấm, thoải mái để bé có thể ngủ mà không cần phải đắp chăn. Để tránh nguy hiểm cho bé, ba mẹ không nên quấn bé quá nhiều lớp, cũng không nên để vật dụng giường ngủ hay trong cũi của bé.

Nguyên tắc cơ bản là nếu bạn thấy nóng, em bé của bạn cũng sẽ thấy nóng. Nếu nhiệt độ trong nhà mát mẻ, bé mặc đồ thoáng mát nhưng vẫn ra mồ hôi, tốt nhất là bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x