Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/04/2016

Đọc bệnh của bé qua móng tay

Đọc bệnh của bé qua móng tay
Móng tay là một bộ phận nhỏ nhưng rất quan trọng trên cơ thể bé, giúp bé bảo vệ ngón tay, bảo vệ mạng lưới mạch máu và thần kinh dày đặc ở đầu chi. Cha mẹ hãy cẩn thận khi trên móng tay bé xuất hiện những dấu hiệu bất thường, vì rất có thể sức khỏe của bé đang có vấn đề.

1. Móng tay xuất hiện những đường vân trắng:

Đây là dấu hiệu cho thấy móng tay của bé đã bị tổn thương. Có thể là bé đã bị kẹp tay vào cánh cửa, ngăn kéo hoặc là bị vật có sức nặng đè lên,… Ngoài ra, cũng có thể đây dấu hiệu xuất hiện khi bé bị thiếu hụt kẽm hoặc đang đối mặt với bệnh xơ gan.

Thông thường, những đốm trắng xuất hiện do nguyên nhân vị thương tích thì chúng sẽ mất đi khi phần móng bị thương của bé đã lành lại. Nếu thấy những dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên và kéo dài, tốt nhất bạn nên đưa bé đến bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác.

2. Móng tay bé có màu đỏ hoặc màu hồng bất thường:

Màu đỏ xuất hiện trên móng tay là “tín hiệu thông báo” rằng bé yêu của bạn đang có vấn đề về tim. Còn màu hồng là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Vì vậy, khi móng tay của bé đột nhiên xuất hiện màu đỏ hay màu hồng khác với màu móng tự nhiên thì cha mẹ nên cẩn thận.

Để phòng tránh cho bé, bạn nên tăng cường cho bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, nho khô và các loại thực phẩm khác.

Đọc bệnh bé qua móng tay
Qua việc quan sát móng tay, mẹ có thể phát hiện ra vấn đề sức khỏe của bé

3. Bề mặt móng tay gồ ghề, xù xì:

Đây là dấu hiệu “tố cáo” rất có thể bé bị thiếu Vitamin B.

Với trường hợp này, bạn cần cung cấp cho bé một chế độ ăn uống giàu vitamin B. Trong khẩu phần ăn của bé, cha mẹ nên ưu tiên các thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan động vật, đậu xanh và các loại rau màu xanh đậm…

4. Móng tay bé bị lõm vào ở giữa:

Móng tay bé bị lõm ở giữa, có hình dạng giống như chiếc muỗng là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt. Ngoài ra, khi cơ thể bé đang gặp các vấn đề về thận, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc cơ xương cũng sẽ gây ra tình trạng lõm móng tay ở các bé.

Với hiện tượng này, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có kết luận chính xác và hướng điều trị phù hợp.

5. Móng tay giòn, dễ gãy hoặc bong tróc:

Nguyên nhân gây ra hiện tượng móng tay bé giòn, rất dễ gãy và hay bị bong tróc là do thiếu protein hoặc do bé đang mắc các bệnh về da.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein khác, như: cá, tôm,…là biện pháp để móng tay của bé được khỏe hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng như kali, sắt cho bé.

6. Móng xuất hiện những đường kẻ ngang:

Những đường kẻ ngang tối màu thường xuyên xuất hiện trên móng tay bé là dấu hiệu của một số bệnh nhiễm trùng móng tay, bệnh ngoài da, thậm chí rất có thể bé yêu có nguy cơ bị bệnh tiểu đường đang tiềm ẩn.

Ngoài ra, suy dinh dưỡng, nồng độ canxi trong máu thấp, tắc nghẽn trong mạch máu, do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc bị chấn thương ở móng tay cũng là những nguyên nhân khiến móng tay của bé xuất hiện tình trạng này. Nếu ngay từ khi sơ sinh mà móng tay của bé đã có hiện tượng này thì nguyên nhân có thể do thai nhi bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.

Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

7. Móng tay bị xước măng rô:

Xước măng rô là biểu hiện rõ nhất của tình trạng thiếu Vitamin C và acid folic. Ngoài ra, các bệnh về da như: viêm da, nấm da, bệnh eczema,… cũng là thủ phạm gây ra tình trạng xước măng rô.

Để bổ sung vitamin C cho bé, cha mẹ nên tăng cường cung cấp những thức ăn như cam, quýt, bưởi, ổi, cải bắp, rau muống, súp lơ, cần tây…Còn các loại rau có màu xanh thẫm, gan động vật, hạt nảy mầm (giá đỗ, rau mầm…) là những thực phẩm giàu acid folic.

TT

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x