Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/11/2015

Có nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ?

Có nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ?
Một chế độ dinh dưỡng chuẩn cả về chất và lượng rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, nhất là trong những năm đầu đời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng của bé, mỗi ngày mẹ nên chia nhỏ khẩu phần của bé thành nhiều bữa nhỏ

Có dung tích dạ dày nhỏ nhưng tốc độ chuyển hóa thức ăn lại cao, trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng bao nhiêu là đủ cho một bữa?

Dinh dưỡng cho bé
Mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng sẽ khác

Ngoài sữa, trẻ từ 6 -12 tháng tuổi cần 2 bữa ăn chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Và số lượng thực phẩm trẻ nạp vào sẽ tăng dần theo độ tuổi, trọng lượng cũng như dung tích dạ dày của mình. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để đảm bảo cho sự phát triển thần tốc trong 2 năm đầu đời, trẻ cần được cung cấp khoảng 112 calo cho mỗi kg cân nặng. Tuy nhiên, thể tích dạ dày của trẻ lúc này chỉ có thể chứa khoảng 200 gram thực phẩm nên bé có thể sẽ cần từ 5 -6 bữa/ ngày để cung cấp đủ khẩu phần dinh dưỡng. Trung bình, cứ mỗi 3-4 tiếng, mẹ có thể cho bé ăn một bữa nhỏ, với đầy đủ các nhóm chất. Nước cam, sữa chua, bánh quy hay trái cây là những món ăn vặt lành mạnh, mẹ có thể cho bé ăn sau bữa ăn. Tuy nhiên, tránh để bé ăn quá nhiều hoặc rải rác xuyên suốt trong ngày khiến bé “no ngang” và ăn ít trong những bữa chính.

Đối với trẻ em, tổng lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày quan trọng hơn lượng thức ăn bé “nạp” vào trong từng bữa. Vì vậy, nếu con có lỡ ăn ít 1 bữa, mẹ cũng không cần quá lo. Bé có thể bù lại số lượng cần thiết trong những bữa sau. Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo, mỗi bữa ăn của bé không nên vượt quá 30 phút. Nếu bé “nhây” quá lâu, mẹ có thể chủ động ngưng bữa ăn và cho bé uống sữa bù lại hoặc cho bé ăn sớm hơn một chút trong bữa ăn kế tiếp.

Thực đơn “chuẩn” cho bé phát triển khỏe mạnh

Trong thực đơn dinh dưỡng cho bé mỗi ngày, mẹ nên đảm bảo đủ 4 nhóm chất quan trọng, và theo đúng tỷ lệ 20-25% chất đạm, 30-40% chất béo và 35 – 50 % tinh bột, rau xanh và trái cây các loại.

– Chất đạm: Để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển các mô, cơ cũng như cung cấp năng lượng cho những hoạt động bình thường của các cơ quan, mỗi ngày, bé cần 2- 2,5 gram chất đạm cho mỗi kg trọng lượng.

– Chất béo: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào thần kinh và duy trì hoạt động của não bộ, chất béo là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bé trong 2 năm đầu đời, giai đoạn não tăng trưởng thần tốc. Trung bình, bé sẽ cần từ 33 -45 gram chất béo mỗi ngày.

– Tinh bột: 150 – 200 gram tinh bột mỗi ngày là vừa đủ để bé có thể duy trì những hoạt động cần thiết mỗi ngày. Mẹ lưu ý nên cho bé ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều. Dư thừa tinh bột trong thực đơn mỗi ngày là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị thừa cân, béo phì.

– Rau xanh, trái cây: Vừa hỗ trợ quá trình tiêu hóa, rau xanh và trái cây còn là nguồn cung cấp vitamin để bé phát triển khỏe mạnh. Tốt nhất, mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn khoảng 50 gram rau và khoảng 150 gram trái cây.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x