Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/02/2016

Bố mẹ phải làm gì khi bé dậy quá sớm?

Bố mẹ phải làm gì khi bé dậy quá sớm?
Thông thường, trẻ nhỏ đi ngủ sớm hơn người lớn. Hệ quả là các bé thường thức dậy lúc mặt trời chưa ló dạng. Ngược lại, bố mẹ thường ngủ trễ và kết quả là giấc ngủ bị cắt ngắn hoặc gián đoạn nghiêm trọng khi bé thức dậy và bắt đầu khóc. Phải làm sao để giải quyết sự lệch pha này?

Thực tế, không chỉ các bé mà tất cả chúng ta đều có khuynh hướng thức dậy sớm. Sau một thời gian ngủ nhất định, cơ thể nhận được những tín hiệu để thức dậy. 5 giờ sáng là khoảng thời gian mà hầu hết chúng ta đều tỉnh dậy. Tuy nhiên, người lớn dễ ngủ trở lại, trong khi các bé thì bắt đầu khóc hoặc trèo ra khỏi giường.

Thời gian ngủ của trẻ
Bé nhận biết rất rõ khi nào mình buồn ngủ, khi nào thì nên thức dậy

Điều chỉnh thời gian ngủ của trẻ

Dậy sớm là thế, nhưng bé lại cần ngủ thêm 1-2 giờ nữa (trẻ nhỏ cần ngủ 11 – 12 tiếng mỗi đêm nếu ban ngày bé không ngủ). Và bạn hoàn toàn có thể giúp bé ngủ thêm một khoảng thời gian nữa với những bước dưới đây.

-Cho bé đi ngủ sớm hơn: Đừng trông đợi rằng bé con sẽ thức dậy trễ hơn nếu bạn cho bé đi ngủ muộn. Bé sẽ vẫn dậy cùng giờ với ngày hôm trước. Thế là bạn đã vô tình làm ngắn giấc ngủ của con đấy. Thay vì vậy, hãy cho bé ngủ sớm hơn. Chẳng hạn, hôm qua bé ngủ lúc 20:00 thì hôm nay, hãy đặt bé vào giường lúc 7:30, bạn sẽ tăng giấc ngủ của con thêm 30 phút.

-Giảm tối đa ánh sáng trong phòng: Có ánh sáng làm bé ngủ không sâu và dễ thức giấc. Bạn nên hạn chế dùng đèn ngủ, trang bị rèm cửa để ngăn ánh mặt trời chiếu vào phòng lúc bình minh. Điều này sẽ giúp bé kéo dài thêm thời gian ngủ của mình.

-Không “khuấy động” bé trước mốc thời gian mong muốn: Chẳng hạn, bạn muốn thay đổi giờ thức dậy của bé từ 5:00 thành 6:00, vậy thì đừng để bé thấy ánh sáng mặt trời, nghe tiếng nói chuyện, chơi với bé hay cho bé ăn trước 6 giờ. Dần dần, cơ thể bé sẽ tự điều chỉnh theo mốc thời gian mới. Tất nhiên, bạn sẽ cần kiên nhẫn một thời gian trước khi bé hình thành được thói quen này. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn nhiều hơn nếu bé thấy khó chịu và khóc khi phải chờ đến giờ mới được ra khỏi nôi hay giường của mình.

-Để bé ngủ thêm nếu vẫn còn buồn ngủ: Nếu bé vẫn buồn ngủ khi bạn đánh thức, hãy để con ngủ thêm cho đến khi bé tự dậy theo bản năng của mình.

-Sử dụng đèn ngủ cho các bé lớn: Bạn có thể dạy con cách nhận biết đâu là thời gian ngủ của trẻ, đâu là thời gian thức dậy. Hãy sử dụng một chiếc đèn ngủ có thể hẹn giờ bật hoặc đổi màu vào giờ mong muốn. Nếu đèn vẫn chưa được bật hay đổi màu, bé sẽ hiểu rằng đó vẫn là giờ ngủ. Bạn cũng có thể thay thế đèn bằng đồng hồ báo thức nếu các bé đã nhận biết được giờ giấc.

Cùng với việc đảm bảo giấc ngủ của trẻ, bạn cũng cần điều chỉnh giờ ngủ của bản thân. Hãy ngủ sớm hơn để không quá mệt mỏi khi phải thức dậy sớm cùng bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x