Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/01/2021

Làm sao để mẹ thay tã cho bé đúng cách? Điểm danh 6 lỗi cơ bản mẹ hay mắc phải

Làm sao để mẹ thay tã cho bé đúng cách? Điểm danh 6 lỗi cơ bản mẹ hay mắc phải
Với một vài bước đơn giản, mẹ đã nhanh chóng hoàn thành "thủ thuật" thay tã chỉ trong tích tắc. Tuy nhiên, nhanh chưa hẳn là đúng. Cùng MarryBaby điểm danh những lỗi thường gặp khi thay tã và kiểm tra xem liệu mẹ có mắc phải lỗi nào sau đây không nhé!

1/ Không thay tã thường xuyên

Nhiều mẹ chủ quan để bé mặc tã cả ngày mà không biết con yêu sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh ở vùng kín và làm ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng. Vậy mẹ có biết khi nào nên thay tã cho trẻ sơ sinh chưa?

Thông thường, bé cần được thay tã mỗi 4 tiếng 1 lần, cho dù bé có cho ra “sản phẩm” hay không mẹ nhé! Trong những tháng đầu sau khi sinh, khoảng cách giữa những lần thay tã cho bé thậm chí còn ngắn hơn, chỉ khoảng 2-3 tiếng đồng hồ. Đặc biệt, nếu bé đi đại tiện, mẹ nên thay tã ngay, không cần phải chờ “đủ” 4 tiếng.

Viêm nhiễm, hăm tã, rôm sảy có thể “ghé thăm” bé ngay nếu mẹ để bỉm quá lâu và không thay tã cho bé đúng cách trong một khoảng thời gian dài. Kể cả những miếng tã trắng tinh nhưng đã sử dụng trong nhiều tiếng, mẹ vẫn nên thay tã mới để đảm bảo vệ sinh cho bé.

Thay tã cho bé đúng cách
Không chỉ các mẹ, các ông bố cũng cần được “phổ cập” lại để thay tã cho bé đúng cách

2/ Mặc tã 24/7 không nằm trong những bí quyết thay tã cho bé đúng cách

Không có thời gian “thở”, da của bé sẽ bị bí bách, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm đỏ, nổi rôm sảy gây khó chịu cho bé. Vì vậy, muốn bảo vệ da của bé, mỗi ngày, mẹ nên cho con “thả rông” vài lần để vùng da thường xuyên mặc tã được thông thoáng.

3/ Dùng phấn, kem dưỡng, tinh dầu… trước khi mặc tã

Để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và hăm tã cho trẻ, đa phần các mẹ sẽ bôi một lớp phấn mỏng hoặc kem dưỡng trước khi cho bé mặc tã. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây, chính những lớp phấn này lại là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị hăm tã hơn. Để thay tã cho bé đúng cách, mẹ nên vệ sinh da của bé với nước ấm và lau khô trước khi mặc cho con “vệ binh” này. Nếu muốn dùng phấn, mẹ chỉ nên thoa một lớp mỏng ở lưng và mông. Đặc biệt, nhớ lau thật khô da bé trước khi thoa phấn để tránh không để phấn bị vón cục, mẹ nhé!

4/ Dùng tã không đúng kích cỡ

Không giống như suy nghĩ của nhiều mẹ, mặc tã lớn hơn một size sẽ không giúp bé thoải mái hơn mà ngược lại sẽ khiến bé vận động khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nguy cơ bị tràn ra ngoài nếu bé “đi nặng” cũng sẽ cao hơn rất nhiều.

5/ Kéo dài thời gian “tạm biệt”

Theo thống kê, khi được 18 tháng tuổi, hầu hết các bé đã có khả năng kiểm soát bàng quang của mình, và có thể nói “tạm biệt” với các loại tã giấy, tã vải. Một số bé chậm hơn, và mẹ có thể phải chờ đến khi bé được 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, nếu bé đã được 3 tuổi, và bắt đầu đi mẫu giáo, mẹ không nên cho bé mặc bỉm nữa đâu nhé!

6/ Không chú ý “xuất thân”

Với trẻ nhỏ, tã là thứ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với da của bé. Vì vậy, mẹ nên chọn lựa những loại tã có nguồn gốc rõ ràng, từ những thương hiệu có uy tín. Tránh sử dụng những loại tã không rõ xuất xứ, không hạn sử dụng. Mẹ thay tã cho bé đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng da, ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé yêu.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x