Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/11/2015

Chuẩn bị trò chơi cho giai đoạn tập bò của bé

Chuẩn bị trò chơi cho giai đoạn tập bò của bé
Trước khi có thể ngồi một cách vững vàng, bé cưng sẽ cần những bài tập "khởi động" nho nhỏ để phát triển kỹ năng vận động thô và khả năng giữ thăng bằng. Thậm chí, nếu lựa chọn đúng đắn, thời gian tập bò của bé sẽ được rút ngắn một cách đáng kể
Bé tập ngồi
Mẹ đã sẵn sàng để giúp con tập bò?

1/ Trò chơi cho bé: Tập ngồi, bò

Từ 4-7 tháng tuổi, bé cưng sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn tập ngồi, bò. Có thể mất vài tháng để bé chính thức bắt đầu các kỹ năng này, nhưng cũng sẽ không sao nếu mẹ có những bài tập khởi động nhằm giúp bé phát triển các kỹ năng vận động và giữ thăng bằng. Nhờ đó bé có thể “về đích” thuận lợi hơn.

Đầu tiên, mẹ sẽ tập cho bé cách giữ cơ thể ổn định bằng cách đỡ cho bé trong tư thế ngồi trên chân: hai đầu gối hướng về phía trước, hai gót chân thì để gần/sát mông. Lần đầu thực hiện bài tập này, bé sẽ khá chao đảo, nhưng mẹ cố gắng động viên để bé có thể giữ thăng bằng càng lâu càng tốt nhé! Đặc biệt, mẹ nhớ dùng gối mỏng hay chăn mền lót xung quanh để đỡ bé khi ngã và mẹ nên ở bên bé để đỡ bé khi cần.

Bài tập cho bé tập bò cũng sẽ không quá phức tạp. Mẹ có thể đặt bé nằm sấp, lấy 2 tay đẩy hai lòng bàn chân của bé. Khi bé có thể đạp nhẹ lên tay của mẹ, bé sẽ bắt đầu di chuyển về phía trước. Cứ thế, dần dần bé sẽ nhận thức được giá trị “cái đạp chân” của mình. Khi bé có thể đứng trên hai tay hai chân của mình và lắc lư qua lại, hãy cổ vũ bé bò bằng cách đặt trước mặt bé món đồ chơi mà bé yêu thích để bé có thêm động lực tiến vế phía trước mà lấy nó.

2/ Trò chơi cho bé: Nâng lên, hạ xuống

Cổ, lưng cứng cáp hơn, thường xuyên cố gắng ngẩng cao đầu để nhìn ngắm xung quanh là một trong những dấu hiệu cho thấy bé cưng đã khá sẵn sàng cho bài tập ngồi. Không chỉ mang lại cho bé những phút giây vui đùa thư giãn cùng mẹ, trò chơi sau đât còn giúp bé phát triển kỹ năng vận động thô của mình.

Cách chơi với bé:

Đặt bé nằm ngửa, lưng tựa vào gối. Mẹ ngồi đối diện, hai tay nắm lấy tay bé rồi từ từ kéo bé lên giống như lúc bé đang ngồi. Vai của bé sẽ “chịu trách nhiệm” nâng đỡ phần đầu. Sau đó, nhẹ nhàng “trả” bé về tư thế ban đầu. Khi bé đã quen dần, mẹ có thể cho bé ngồi lâu hơn, và bắt đầu một bài hát thiếu nhi vui nhộn nào đó, như “Tập thể dục buổi sáng” chẳng hạn. Không chỉ là bước đệm cho kỹ năng ngồi của bé, trò chơi còn mang lại cho bé cái nhìn mới mẻ về thế giới xung quanh, khi bé có thể ngắm nhìn từ một tư thế hoàn toàn mới.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x