Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/07/2021

Đi khám bệnh: Mẹ cần chuẩn bị gì trước khi đưa con đến bệnh viện?

Đi khám bệnh: Mẹ cần chuẩn bị gì trước khi đưa con đến bệnh viện?
Có những lúc con bệnh, sốt cao, cha mẹ liền gấp rút đưa con đến bệnh viện. Trong lúc bối rối, bạn không biết phải mang theo những vật dụng gì cho con hay phải chuẩn bị giấy tờ gì khi đưa con đi khám bệnh.

Đi khám bệnh là việc mà hầu như em bé nào cũng phải trải qua vài lần trong thời thơ ấu. Khi đưa con đi khám bệnh ba mẹ cần chuẩn bị những gì? Hoặc trường hợp nào mới nên đưa con đi khám bệnh? Marry Baby sẽ chia sẻ về vấn đề này để giúp các phụ huynh không bị bối rối trong việc đưa con đi khám bệnh nhé.Đi khám bệnh

Những triệu chứng bệnh phổ biến cần cho bé đến gặp bác sĩ

  • Nếu con chỉ chảy nước mũi trong, vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường thì không đáng ngại. Nhưng nếu con chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, mệt mỏi và ngủ li bì, cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay.
  • Con khóc nhiều hơn bình thường, dỗ mãi không nín hoặc khóc ré lên từng hồi. Hoặc con khóc yếu hơn mọi lần, có thể không khóc nhưng kém hoạt bát, ngủ li bì khó đánh thức nghĩa là con đang bệnh rồi đấy.
  • Con không muốn bú mẹ, lười bú và nôn trớ nhiều hơn, nôn trớ có màu hơi xanh cũng cần đi gặp bác sĩ.
  • Con bú mẹ, đi ngoài ra nước và lỏng hơn bình thường, có thể con bị tiêu chảy, nên tăng cữ bú thường xuyên để tránh con bị mất nước. Ngược lại, con đi ngoài có phân cứng, vón cục có kèm theo máu và chất nhầy, có thể con bị táo bón. Hai trường hợp này đều phải đưa con đi gặp bác sĩ.
  • Con có dấu hiệu khó thở, thở khò khè. Nếu con dưới 3 tháng tuổi, sốt từ 37.5ºC, cần đi khám bác sĩ ngay. Với bé lớn hơn, cha mẹ nên lau mát hạ sốt cho bé và theo dõi xem có các triệu chứng khác như ho, đau họng thì đưa con đi khám bác sĩ.

Những việc cần làm khi đưa con đến gặp bác sĩ

  • Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ cách dụng cụ (khăn mặt, sữa, bỉm).
  • Mẹ cũng nên dành vài phút viết ra giấy những điều cần hỏi bác sĩ cũng như những quan tâm lo lắng của mẹ đối với bệnh trạng của con.
  • Mang theo thẻ Bảo hiểm Y tế, sổ tiêm ngừa, sổ khám bệnh có ghi bệnh án hoặc tiền sử bệnh của con, để bác sĩ xem và chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
  • Mẹ cũng cần mang theo một quyển sổ tay và một cây bút để ghi lại lời dặn dò của bác sĩ.
  • Đặt lịch hẹn với bác sĩ. Sau đó kiểm tra lại đường đi đến phòng khám để biết chính xác địa điểm nhằm tránh đi lạc gây mất thời gian, cũng như đừng đi quá sát giờ hẹn khám sẽ khiến mẹ vội vàng mà quên nhiều thứ.
  • Xem lại lịch tái khám trước khi đi về, mẹ nhé.

    Đi khám bệnh
    Nên chuẩn bị đồ cho bé trước khi đưa on đi khám bệnh

Trường hợp cần đưa con đi khám bệnh gấp hoặc cấp cứu

1. Đồ dùng cho bé

Mẹ nên cho vào túi đồ của mình những vật dụng như tã giấy nếu bé còn dùng tã, khăn mặt, một gói khăn ướt, 2-3 bộ quần áo và một chiếc mền mỏng. Mẹ cũng cần nghĩ sẵn trong đầu vài vấn đề quan trọng về tình hình sức khoẻ của con để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh cho con một cách chính xác.

2. Giấy tờ

Mang theo thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh cũ của con và quyển sổ ghi các mũi tiêm ngừa mà con đã tiêm. Đừng quên mang theo viết và một quyển nháp để ghi thông tin cần thiết từ lời khuyên của bác sĩ.

3. Tìm bệnh viện gần nhất

Đưa con đến bệnh viện gần nhất mà mình biết, từ bệnh viện đó các bác sĩ sẽ cấp cứu sơ bộ, nếu cần thiết họ sẽ dùng xe chuyên dụng chuyển viện cho con một cách nhanh nhất. Khi cấp cứu, thời gian là yếu tố quyết định nên mẹ không nên nhất quyết chọn bệnh viện chuyên khoa theo ý mình để rồi mất thời gian chạy loanh quanh.

4. Chia sẻ với bác sĩ mọi điều về sức khỏe của bé

Khi đưa con vào thăm khám, mẹ đừng ngại hỏi bác sĩ bất cứ điều gì mà mẹ thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ.ĐI khám bệnh

5. Nhớ ngày tái khám cho con

Sau khi khám xong, cần xem kỹ trong sổ khám bệnh về ngày tái khám. Nếu bác sĩ không ghi ngày tái khám vào sổ, mẹ nên hỏi bác sĩ ngay. Có thể bác sĩ quên ghi, cũng có khi bác sĩ thấy con không cần phải tái khám nữa nên không ghi.

6. Vệ sinh cho mẹ và bé sau khi từ bệnh viện về nhà

Vì bệnh viện là nơi ẩn chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn gây hại nên sau khi khám bệnh xong, về nhà, mẹ cần phải rửa mặt mũi, tay chân cho con và cho bản thân mình. Mẹ nên ghi chú ngày tái khám nếu có của con vào lịch để bàn hoặc lịch treo tường để nhớ đưa con đi tái khám đúng ngày.

Trường hợp con chỉ sốt nhẹ, cảm lạnh, không cần vội vã cho con đi khám bệnh gấp

Các mẹ có thể gọi điện thoại hoặc nhờ người ghé phòng khám hoặc bệnh viện để lấy số hẹn trước. Việc này khá tiện lợi, tránh được sự chờ đợi mệt mỏi trước phòng khám đông đúc.

Nếu được hãy cho con đi khám vào buổi chiều. Vì buổi sáng, nhất là sáng đầu tuần và cuối tuần, là giờ cao điểm, bệnh nhân rất đông, buổi chiều vắng hơn, bác sĩ có thể khám cho con chu đáo và ít sai sót hơn. Đồng thời, mẹ có thời gian hỏi thăm tình trạng bệnh của con nhiều hơn.

Nếu bé đã học tiểu học mẹ đừng quên gửi đơn xin nghỉ đi khám bệnh của bé cho cô giáo chủ nhiệm của con để xin phép nhé.

Khi trẻ có dấu hiệu ốm, bệnh, mẹ cần đưa con đi khám bệnh, nhất là các trường hợp có biểu hiệu bệnh nguy hiểm. Nếu để kéo dài, bệnh tình có thể phát triển nặng khiến cho việc chữa trị của bé gặp khó khăn và tốn kém hơn. Để việc đi khám bệnh được suôn sẻ mẹ nên chuẩn bị đồ dùng và giấy tờ cho bé chu đáo nhé.

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x