Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/08/2020

Cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm: Điều mẹ cần nằm lòng

Cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm: Điều mẹ cần nằm lòng
Còn gì tuyệt vời hơn khi mẹ được tự tay pha cho con một chén bột ăn dặm trong lần đầu tiên, nhất là khi cách chế biến lại không quá khó khăn và mất nhiều thời gian? Tuy nhiên, cũng chính vì đơn giản, nên rất nhiều mẹ đã lơ là mà không biết mình đã chế biến và bảo quản bột ngũ cốc sai cách

Trong lần đầu tiên cho bé ăn dặm, hầu hết các mẹ thường chọn ngũ cốc là ứng viên sáng giá nhất. Tuy nhiên, cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm thế nào? Mẹ có đang mắc sai lầm nào không?

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, ngũ cốc làm từ gạo là món ăn dặm phổ biến và truyền thống của hầu hết trẻ nhỏ, Tuy nhiên, nên chọn gì cho bé ăn và độ đặc loãng ra sao lại phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của bé. Hơn nữa, cách chế biến và cách bảo quản cũng rất quan trọng vì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng “thành phẩm”.

Ngũ cốc cho bé ăn dặm
Cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm

Tại sao mẹ nên tự chế biến bột ngũ cốc cho bé ăn dặm?

Ngoài lý do đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc tự chế biến bột ngũ cốc mẹ sẽ chủ động về cách kết hợp các nguyên liệu. Với gần 300 loại khác nhau đã được các chuyên gia xác nhận là nguồn dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ trong tuổi ăn dặm, mẹ hoàn toàn thoải mái để chọn lựa.

Không như các loại bột ăn dặm chế biến sẵn vốn đã đủ 4 nhóm chất cần thiết cho trẻ, với bột ngũ cốc, mẹ có thể kết hợp các thành phần cần thiết như đạm thịt, cá, trứng, cùng rau củ hoặc trái cây… để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và đúng vị bé thích.

Cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: 200g đậu nành, 200g đậu xanh, 100g đậu đen, 100g mè đen

Thực hiện: Các loại đậu nhặt bỏ hạt lép, hư cũng như sạn, sau đó rửa sạch. Mè đen sàng sạch rồi vo, để ráo.

Đậu và mè phơi nắng khoảng 2 giờ. Làm nóng chảo, cho đậu và mè vào rang với lửa nhỏ cho đến khi chín và có mùi thơm. Tắt bếp, để nguội.

Sau cùng, dùng máy xay sinh tố hoặc máy xay bột xay nhuyễn thành bột. Để đảm bảo mè và các loại đậu được xay đều, mịn thì chỉ nên xay một lượng nhỏ trong một lần và thực hiện làm nhiều lần. Sau khi xay xong, cho bột lọc qua rây để lấy lớp bột mịn và cho tiếp phần bột to vào xay lại lần nữa cho mịn hẳn. Mẹ dùng bột này để nấu cho bé ăn.

Cho bé uống đúng cách để tăng cân đều

Ngoài nấu bột, cho bé uống bột ngũ cốc cũng giúp tăng cân hiệu quả. Mỗi lần uống, mẹ cho khoảng 2-3 thìa vào cốc rồi thêm sữa tươi vào (với trẻ trên 1 tuổi), sau đó cho khoảng 250ml nước nóng, khuấy để lên để tránh vón cục.

Mỗi ngày, mẹ cho bé uống ngày 3 lần vào giữa các buổi, hoặc ăn vào một bữa ăn phụ trong ngày là tốt nhất. Và nên uống liên tục sau 1 tháng, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt về cân nặng của con.

Cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm: Những điều cần lưu ý

bột ngũ cốc dinh dưỡng

1. Tự làm bột cho con: gạo nào phù hợp nhất?

Mẹ nên dùng loại gạo lứt để chế biến cho bé ăn vì rất giàu dinh dưỡng. Loại gạo hạt ngắn sẽ mau nở mềm hơn, nhưng lại dính chặt hơn khi xay nhuyễn. Hoặc đơn giản hơn, mẹ có thể trộn gạo lứt với một loại gạo nguyên hạt nào đó để có độ dẻo thích hợp.

Kết hợp gạo lứt Thái (Brown jasmine rice) hay gạo Basmati với gạo tẻ nguyên hạt (plain brown rice) có thể tạo thành hỗn hợp gạo sau khi nấu chín rất phù hợp để xay nhuyễn. Nếu quan sát thấy bé không thích sự kết hợp này, hãy đổi loại gạo lứt tẻ khác cho đến khi tìm được loại bé thích.

2. Có cần nấu chín bột ngũ cốc cho bé?

Với các loại ngũ cốc ăn liền, mẹ chỉ cần pha thêm nước nóng mà không cần phải nấu chín. Tuy nhiên, nếu tự chế biến thức ăn dặm cho bé từ ngũ cốc, mẹ cần phải nấu chín trước khi cho bé ăn. Nguyên nhân vì các loại ngũ cốc nguyên hạt trước khi xay thành bột thường chưa được làm chín, và nếu ăn sống thường sẽ gây khó tiêu hoặc đau bụng. Song nếu mẹ đã rang chín trước khi xay thì sẽ không cần phải nấu chín.

3. Có cần bảo quản ngũ cốc trong tủ lạnh?

Nếu để trong ngăn đá tủ lạnh, bột ngũ cốc của bé có thể bảo quản đến 72 giờ. Chia bột ngũ cốc thành từng phần nhỏ, và mỗi lần sử dụng, chỉ rã đông một phần vừa đủ ăn. Các này sẽ phù hợp với những bà mẹ bận rộn. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý, thực phẩm sau khi rã đông thường sẽ thay đổi kết cấu và chất lượng.

4. Bảo quản ngũ cốc xay nhuyễn

Sau khi xay nhuyễn, mẹ nên bảo quản ngũ cốc trong các hộp kín khí, cất ở nơi khô thoáng hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh. Ngũ cốc nguyên hạt có thể cất được trong vài tháng trong môi trường mát mẻ. Cẩn thận hơn, mẹ nên thường xuyên kiểm tra tình trạng bột ngũ cốc để tránh có mùi khó chịu. Tốt nhất, mỗi lần mẹ chỉ nên mua một lượng bột ngũ cốc nhỏ, không nên trữ quá nhiều trong nhà.

3 nguyên tắc ăm dặm mẹ cần nhớ

Trẻ ăn dặm là một cột mốc quan trọng đánh dấu con đang lớn, mẹ cần chú ý một vài nguyên tắc ăn dặm sau để mỗi bữa ăn không phải là cuộc chiến.

1. Chỉ cho bé ăn khi bé có nhu cầu: Khi bé thực sự rất thèm ăn với các dấu hiệu như: tóp tép miệng khi thấy người lớn ăn, nhìn theo thức ăn, hoặc khi bé có thể ngồi tốt.

2. Chọn đúng thời điểm ăn dặm: Chọn thời gian ăn dặm là rất quan trọng trong cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên. Tốt nhất là 6 tháng vì theo nghiên cứu khoa học, ở thời điểm này hệ tiêu hóa non nớt của bé mới thực sự “sẵn sàng”.

Thời gian trong ngày để cho bé ăn dặm lần đầu tiên nên bắt đầu từ bữa sáng vì sau một đêm bụng đói bé sẽ thèm ăn hơn. Đừng cho bé ăn dặm khi bé đang bệnh, sốt hay bỏ bú hoặc khi bụng đang no.

3. Mẹ cần kiên trì: Khi chọn thức ăn cho bé, nếu con không thích phun ra, mẹ nên cho bé thử lại lần khác, không nên bỏ cuộc sẽ dẫn tới việc bé kén thức ăn sau này. Thống kê cho thấy, để trẻ có thể làm quen thức ăn mới, trung bình mẹ có thể phải cho bé thử 5-10 lần. Hãy kiên nhẫn mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x