Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/07/2014

Nuôi con bằng sữa mẹ: Đầu ngực bị đau khi cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ: Đầu ngực bị đau khi cho con bú
Đầu ngực bị đau khi cho con bú có thể làm hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của bạn trở nên đáng sợ. Tìm hiểu kỹ nguyên nhân và giải pháp. Nếu tình trạng nghiêm trọng, hãy thư giãn, dùng máy hút sữa và tới gặp bác sĩ.

Tìm hiểu nguyên khiến đầu ngực bị đau nhức

Nuôi con bằng sữa mẹ là sự trải nghiệm và học tập thú vị. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ rơi vào hoàn cảnh “khóc dở, mếu dở” vì đầu ngực quá đau khi cho con bú. Một vài nguyên nhân và những gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ giảm thiểu cơn đau và không sợ hãi mỗi lần bé “ti mẹ”. Mẹ nên lưu ý vì nếu không chữa trị nghiêm túc, ti mẹ sẽ bị nứt, chảy máu và còn đau đớn hơn gấp nhiều lần.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Đầu ngực bị đau khi cho con bú
Nếu bạn không cẩn thận, sau khi cho con bú đầu ti của bạn có thể bị nứt, đau đớn

Nguyên nhân đau đầu ngực

  • Tư thế cho con bú không chính xác. Trong vài ngày hay vài tuần đầu sau khi sinh, cho bé bú sai tư thế dẫn đến việc bé không ngậm hết đầu ngực, khiến mẹ cảm thấy đau tức. Nếu mẹ quan sát thấy đầu ngực có hình dạng như thỏi son hoặc có biểu hiện lạ, đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn tư thế đúng khi cho bé bú.
  • Bị tổn thương do máy hút sữa. Sử dụng máy hút sữa không đúng cách cũng có thể làm ti mẹ bị đau. Nhiều bà mẹ chọn miếng chụp của máy hút sữa quá nhỏ so với đầu ngực hoặc chỉnh tốc độ máy quá cao. Tốt nhất, nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Nhiễm nấm. Nhiều khả năng mẹ bị lây nấm tưa miệng khi bé mắc phải chứng này làm ti đau nhức. Ngực mẹ có dấu hiệu ngứa, đỏ, đầu ngực bị đau trong hoặc sau khi cho bé bú. Hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán phù hợp. Nếu các triệu chứng không cải thiện sau vài ngày, rất có khả năng mẹ bị bệnh chàm.
  • Bé bị dính thắng lưỡi. Đây là tình trạng thắng lưỡi của bé ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của đầu lưỡi. Điều này có thể gây nên một số vấn đề khi bé bú mẹ. Tuy nhiên, chỉ cần tiểu phẫu là bé sẽ không sao. Các bác sĩ có thể sẽ khám lưỡi của bé để biết có phải núm vú mẹ bị đau là do bé bị dính thắng lưỡi hay không.
  • Mụn sữa. Khi một lớp da mỏng phát triển quá mức trong tuyến sữa gây nên tình trạng tắc nghẽn ống dẫn sữa, ti mẹ sẽ bị nổi mụn màu trắng hoặc vàng và có cảm giác đau. Đến bác sĩ da liễu để điều trị mụn.
  • Đầu ngực bị phồng rộp. Ti mẹ xuất hiện vết rộp trong suốt màu vàng, đôi khi ửng máu khiến mẹ đau đớn suốt quá trình cho con bú. Thông thường, nguyên nhân chính là do bé ngậm ti sai cách hay mẹ dùng máy hút sữa có cường độ cao.

Ngoài ra, lý do ít phổ biến hơn là mẹ bị viêm da tiếp xúc do phản ứng với thuốc mỡ hoặc kem thoa trên đầu ti. Ngưng sử dụng các loại kem hoặc thuốc này cho đến khi bác sĩ da liễu xác định nguyên nhân chính xác.

Nếu có tiền sử bị bệnh mụn rộp, mẹ nên cẩn thận hơn vì bé có thể bị lây bệnh này từ mẹ. Ngưng cho bé bú và đi khám bác sĩ ngay. Mẹ nên dùng máy hút sữa trong suốt quá trình trị liệu để tránh tình trạng căng sữa và bảo vệ nguồn sữa. Nếu chỉ một bên ngực bị nhiễm bệnh, mẹ có thể cho bé bú ở bên ngực còn lại.

Co thắt mạch máu. Nếu ti mẹ trông nhợt nhạt và đau khi cho bé bú xong nhưng trở lại màu sắc bình thường sau đó, nguyên nhân có thể xuất pháp từ chứng co thắt mạch máu bên trong ti, do ti bị nén chặt, nhiễm nấm hay mẹ mắc bệnh Reynaud (các mạch máu phản ứng khi trời lạnh). Mẹ nên khám bác sĩ để biết cách quản lý “lịch” cho bé bú khi gặp phải tình trạng này.

Cách điều trị

Liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để chẩn đoán nguyên nhân gây đau và đưa ra kế hoạch điều trị. Một khi bạn biết chính xác nguyên nhân, giải pháp thường rất đơn giản.

Mẹ vẫn cho bé bú được chứ?

Có thể, nhưng đừng chịu đựng. Nếu mẹ bị đau đầu ngực đến nỗi không dám cho bé bú, nhớ thư giãn, dùng máy hút sữa và cho bé bú sữa này trong vòng 12-24 tiếng. Luôn đảm bảo dùng đúng loại máy hút sữa phù hợp với đầu ngực và giúp mẹ thoải mái nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x