Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/07/2016

Chăm sóc trẻ sơ sinh hiệu quả với thời gian biểu

Chăm sóc trẻ sơ sinh hiệu quả với thời gian biểu
Để giảm bớt những mệt mỏi không đáng có khi chăm sóc trẻ sơ sinh, đồng thời tạo đà cho con phát triển nhanh, bạn nên chú ý đến việc xây dựng thời gian biểu sinh hoạt của bé

Tạo một lịch sinh hoạt thích hợp sẽ giúp việc chăm sóc trẻ sơ sinh trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, thói quen sinh hoạt theo nề nếp sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Đây cũng là cách dạy con ngoan ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên việc tạo thời gian biểu cho trẻ sơ sinh không hề diễn ra một cách dễ dàng. Để thành công, bạn nên bắt đầu từ việc tìm hiểu những nguyên nhân thất bại thường gặp nhất.

1. Thời điểm nên lập thời gian biểu cho trẻ sơ sinh

Khi mới chào đời, cơ thể bé phải tập thích nghi với môi trường mới. Vì vậy không nên ép bé theo một khuôn khổ quá sớm vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thay vào đó mẹ hãy dành thời gian theo dõi giờ bé ăn, ngủ. Đó là cách chăm sóc trẻ sơ sinh thích hợp nhất trong thời gian này. Khi trẻ được 2-4 tháng tuổi là lúc mẹ có thể thiết lập thời gian biểu cho bé một cách hợp lý nhất.

2. Nguyên nhân xây dựng thời gian biểu thất bại

Thiếu tính kiên nhẫn

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh luôn phức tạp, nhất là đối với những người mới lần đầu làm mẹ. Trẻ sơ sinh không như người lớn, bé chỉ làm theo bản năng và cần được “huấn luyện” một cách từ từ trong thời gian dài. Nếu muốn trẻ sinh hoạt theo thời gian biểu bạn cần có tính kiên trì và sự kiên nhẫn.

Ngoài việc tạo thời gian biểu hợp lý, bạn cần phải giúp trẻ thực hiện theo đúng lịch trình từng ngày một và thực hiện lặp đi lặp lại để tạo thành thói quen cho trẻ. Nếu quá bận rộn với công việc, chỉ cần cho bé “tự do” được 1 ngày thì xem như công sức của bạn đã tiêu tan và cần bắt đầu lại từ đầu rồi đấy.

Chăm sóc trẻ sơ sinh theo thời gian biểu
Kiên nhẫn và kiên nhẫn hơn nữa, đó là tiêu chí hàng đầu khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Xây dựng thời gian biểu không hợp lý

Khi tạo thời gian biểu mẹ cần quan sát những biểu hiện, phản ứng của trẻ xem trẻ có thích nghi được hay không, tiếp đến, đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Nếu trẻ không thích ứng được mà mẹ vẫn cố ép trẻ thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Lịch trình của bé cần được xây dựng một cách khoa học. Mỗi bé có một nhịp sinh học ăn, ngủ, chơi khác nhau vì vậy mẹ nên kết hợp với các khung giờ hợp lý để đảm bảo rằng trẻ đang phát triển tốt.

Thay đổi môi trường hay những chuyến đi chơi xa

Bé nhà bạn đã dần tạo được thói quen sinh hoạt theo nề nếp. Tuy nhiên khi phải thay đổi môi trường hoặc tham gia những chuyến đi chơi xa nhà cũng là nguyên nhân làm thời gian biểu thất bại. Khi bé còn nhỏ bạn nên hạn chế cho bé đi chơi xa hay thay đổi môi trường vì sự thay đổi về giờ giấc, ăn uống, nơi ở làm cho nhịp sinh học của trẻ cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Không nhận được sự thống nhất trong gia đình

“Hãy để cháu chơi thêm một lát, vẫn còn sớm mà”, “cho con ngủ thêm, đừng đánh thức con dậy”…Khi mẹ cố đưa con vào nề nếp nhưng sự bất đồng từ những thành viên trong gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xây dựng thời gian biểu thất bại. Mẹ hãy thuyết phục mọi người thực hiện đúng lịch trình trong ngày của bé. Có như vậy, bé mới nhanh chóng thích nghi và cuộc sống của gia đình bạn sẽ trở nên thuận tiện hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x