Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/07/2017

Cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh chính xác 100%

Cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh chính xác 100%
Thông thường, rốn em bé sơ sinh rụng vào khoảng thời gian từ 7-15 ngày sau sinh. Trong thời điểm rốn chưa rụng, mẹ cần chú ý tới cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh để tránh nhiễm trùng.

Dây rốn là sự kết nối kỳ diệu giữa mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Khi bé yêu chào đời là lúc bác sĩ cắt rốn cho bé, dấu dích còn là là cuống rốn dài khoảng 5 cm. Tuy nhỏ nhưng cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh trong suốt thời gian từ 7-15 ngày cần cẩn thận vì chỉ cần sơ sẩy thì đây là cửa ngõ để gây nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm cho bé.

Tại sao lại có hiện tượng trên? Sau khi rụng, cuốn rốn sẽ liền hoàn toàn. Nếu chưa thì rốn chính là nơi trung gian gây nhiễm trùng tại chỗ và từ ổ nhiễm trùng này vi trùng có thể vào máu gây nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Mỗi ngày mẹ đều phải tắm và vệ sinh rốn cẩn thận cho bé cho tới khi rụng phần dây rốn còn lại. Thay băng rốn chính xác giúp bảo vệ bé khỏi những nhiễm trùng nguy hại.

5 bước thay băng rốn chuẩn

Khi tiến hành thay băng rốn cho bé, mẹ cần rửa sạch tay với nước và xà bông diệt khuẩn.

1. Tháo băng quấn xung quanh rốn. Bước này cần tới sự cẩn thận kết hợp cùng việc quan sát kỹ vì có thể băng gạc dính vào rốn. Nếu bị dính, mẹ hãy nhẹ nhàng kéo băng gạc ra một cách từ từ tránh làm tổn thương vùng rốn.

2. Nếu vùng rốn không có những dấu hiệu bất thường như sưng tấy, dịch mủ, chảy máu hay có mùi lạ thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Nếu có, mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để khám vì rốn của bé đang có các triệu chứng bị viêm.

cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh
Mẹ chỉ cần thay băng rốn cho trẻ trong vòng 2-3 ngày đầu tiên

3. Tháo xong băng rốn, mẹ rửa lại tay bằng cồn 70 độ để diệt khuẩn hoàn toàn.

4. Mẹ dùng tăm bông tẩm cồn 70 độ rồi lau lần lượt chân rốn, thân cuống rốn, mặt cắt cuống rốn, da xung quanh rốn có bán kính khoảng 5cm từ trong ra ngoài. Mẹ lưu ý sử dụng tăm bông khác nhau cho mỗi một bộ phận sát trùng.

5. Sau cùng đậy một miếng gạc vô trùng lên vùng rốn rồi nhẹ nhàng dùng băng dính y tế băng lại. Tránh quấn quá chặt và kín sẽ khiến vùng rốn bị bí, khó thoát hơi.

Lưu ý, mẹ chỉ nên băng rốn trong 2-3 ngày đầu thôi. Những ngày kế tiếp, hãy để rốn hở hoặc chỉ phủ một lớp gạc mỏng để rốn thông thoáng, nhanh khô và mau rụng. Mẹ nên dùng loại băng y tế mỏng và vô trùng. Tránh dùng băng vải kín và quấn quá chặt khiến cuống rốn trẻ sơ sinh có mủ và khó khô.

Những bất thường rốn trẻ sơ sinh

Khi rốn chưa rụng, nếu mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám:

  • Chân rốn sưng đỏ hoặc có mủ
  • Rốn bị chảy máu, chảy mủ vàng hoặc trắng
  • Nước chảy ra từ rốn và có mùi hôi thối
  • Trẻ bị sốt cao, quấy khóc

Sau khi bé rụng rốn, nếu có các triệu chứng như xuất hiện u hạt màu đỏ hay khối tròn nổi lên thì bé cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm:

Xuất hiện u hạt rốn sau khi rốn rụng: Đây là tình trạng chậm biểu bì hóa sau rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức, thường xảy ra với những trẻ chậm rụng rốn.

Dấu hiệu nhận biết: Trẻ rụng rốn trễ, u hạt màu đỏ nhạt, rỉ dịch vàng nhạt vùng rốn, mủ đục hôi nếu có bội nhiễm.

Thoát vị rốn: Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín.

Dấu hiệu nhận biết là Một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn. Khối thoát vị có thể to lên khi trẻ khóc, ho, ưỡn người để đi ngoài hay khi trẻ ngồi dậy.

Sai lầm khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Băng rốn quá chặt, quá kín: Trái với suy nghĩ của nhiều mẹ, việc băng chặt, băng kín không giúp bảo vệ rốn cho bé mà lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Tự ý giật núm rốn “trước thời hạn”: Việc rốn tự khô và rụng là quá trình tự nhiên, và không cần sự can thiệp của mẹ. Giật, kéo cuống rốn của bé khi rốn chưa đủ “chín” có thể gây đau, chảy máu và nhiễm trùng.

Cho bé ngâm mình trong nước: Với những bé chưa rụng rốn, khi tắm cho trẻ mẹ nên hạn chế không để rốn của bé bị ướt, tránh kéo dài thời gian rụng rốn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn.

Trong cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh quan trọng nhất chính là cần sử dụng các loại băng gạt y tế vô trùng và thật nhẹ nhàng để tránh làm đau bé yêu.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x