Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Cập nhật 24/02/2023

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng- Nên và không nên làm gì?

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng- Nên và không nên làm gì?
Sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh, trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ như sốt cao, sưng tại chỗ tiêm,... Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng hiệu quả nhất lúc này là bình tĩnh theo dõi những thay đổi nhiệt độ trên cơ thể để đưa ra cách xử lý kịp thời nhất.

Không ít mẹ phải loay hoay tìm cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng mà không hề biết rằng đó là những triệu chứng thường gặp của hầu hết các loại vắc-xin dành cho trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi dấu hiệu như sốt, sưng, đỏ,…sẽ tự khỏi trong vài ngày.

Các bác sĩ cho biết, cơn sốt này thường thấy cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn và bệnh ho gà. Tuy uy ít nhưng vẫn có trường hợp sau khi tiêm ngày thứ 5 trẻ mới bị sốt. Tình trạng sốt muộn này xảy ra sau khi trẻ được tiêm phòng bệnh sởi, bệnh quai bị,..

Trường hợp sốt cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu:

2. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Em bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Vắc-xin sau khi tiêm vào cơ thể trẻ sẽ có phản ứng, đó là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nắm được điều này mẹ sẽ yên tâm mỗi lần đưa con đi tiêm chủng. Tuy nhiên, để bé thoải mái hơn mẹ vẫn nên thực hiện một số cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng.

2.1 Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ

Điều đầu tiên trong cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng đó là phải kiểm tra thân nhiệt cho trẻ thường xuyên. Nếu bé bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau cho bé. Đồng thời nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát; và mặc quần áo rộng thoái mái.

2.2 Lau mát cho bé

Một cách đơn giản để hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng là lau mát cơ thể cho bé. Nước sẽ bốc hơi giúp làm giãn nở mạch máu và làm mát cơ thể. Mẹ duy trì việc lau mát cơ thể cho bé liên tục từ 30 – 45 phút; nhiệt độ sẽ giảm dần sau đó.

2.3 Cho bé uống nhiều nước

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng; hoặc bé bị sốt do bệnh, thì cách tốt nhất chính là uống nhiều nước. Vì khi bị sốt, cơ thể bé sẽ nóng và làm cơ thể bốc hơi nhiều hơn, điều đó làm cho cơ thể của bé bị mất nước.

Nếu trẻ sơ sinh vẫn còn bú mẹ và bị sốt, mẹ nên tăng cử bú cho bé. Đối với bé đã cai sữa mẹ, thì mẹ có thể cho trẻ uống Oresol; hoặc ăn cháo nước muối loãng, hay các món nhiều nước.

2.4 Tắm bằng nước ấm trong phòng kín

Giữ cơ thể của bé sạch sẽ là điều cần thiết, đặc biệt là khi trẻ đang bị sốt hoặc bị bệnh. Mẹ ưu tiên dùng nước ấm và cho trẻ tắm trong phòng kín. Điều này giúp hạn chế tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh khi tắm.

3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sau tiêm phòng?

Cách giảm sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng – Mẹ nên cho trẻ đi khám nếu tình trạng chuyển biến xấu

Sau khi tiêm chủng vắc-xin, nếu bé có một trong những dấu hiệu sau đây thì mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được kiểm tra sớm.

4. Một số lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc bé

Một số lưu ý cho mẹ khi chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin
Cách nào không nên áp dụng để hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng

Khi trẻ tiêm xong, dù là mũi đầu tiên hay mũi nhắc lại, mẹ cũng cần chờ khoảng 30 phút ở sảnh bệnh viện trước khi ra về. Mẹ không nên chủ quan, và cần hết đề phòng tình trạng sốc phản vệ.

4.1 Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm

Sau khi tiêm 4-6 tiếng chỗ tiêm vẫn tồn tại một lỗ nhỏ, nếu tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Có trường hợp nhiệt độ nước tắm không thích hợp hoặc trẻ bị lạnh nên gây ra phản ứng phụ nguy hiểm.

>> Mẹ tham khảo: Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh theo dân gian có thực sự an toàn?

4.2 Không đắp khoai tây hay chanh

Nhiều mẹ truyền tai nhau mẹo đắp khoai tây lát mỏng, lòng trắng trứng hay chanh cắt lát lên vết tiêm của bé để giảm đau hạ sốt. Các bác sĩ chuyên khoa Nhi KHÔNG khuyến khích áp dụng biện pháp này. Vì có thể có nguy cơ gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.

Nếu mẹ đã áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng mà thân nhiệt của bé không giảm mẹ nên đưa bé đến những cơ sở y tế để được thăm khám.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Fever After Vaccination in Babies
https://parenting.firstcry.com/articles/fever-after-vaccination-in-babies/
Truy cập ngày 24.02.2023

2. Vaccination tips for parents
https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/vaccination-appointment-tips-for-parents/
Truy cập ngày 24.02.2023

3. Immunization Reactions
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/immunization-reactions/
Truy cập ngày 24.02.2023

4. Immunisation – side effects
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/immunisation-side-effects
Truy cập ngày 24.02.2023

5. How Can I Comfort My Baby During Shots?
https://kidshealth.org/en/parents/baby-vaccinations.html
Truy cập ngày 24.02.2023

x