Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/10/2020

Cách dạy con ngoan từ bé: Tính thế nào, dạy thế nấy!

Cách dạy con ngoan từ bé: Tính thế nào, dạy thế nấy!
Ba mẹ có thể "thiêu trụi" tính cách tốt đẹp của con, hoặc làm điều ngược lại, giúp bé kiểm soát bản thân cũng như hạn chế những tính xấu xí của mình. Tích cực hay tiêu cực, tất cả sẽ phụ thuộc vào cách dạy con của bạn. Nhưng bạn đã biết cách dạy con phù hợp với tính cách của bé?

Ngoài gen di truyền, tính cách của trẻ cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi những trải nghiệm trong cuộc đời bé, và quan trọng nhất là cách dạy con của ba mẹ từ lúc sơ sinh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hành vi của ba mẹ có thể tác động, thậm chí làm thay đổi suy nghĩ của con trẻ. Vì bộ não của bé còn rất non nớt nên ba mẹ có thể dễ dàng nhào nặn theo các hướng khác nhau. Theo nghiên cứu, những bé có mẹ trầm cảm, thậm chí chỉ trong năm đầu đời cũng trở nên khó chịu, ít cười và dễ cáu gắt hơn những bé khác.

Bất kể kiểu trẻ nào, dù tính bẩm sinh có tốt đến đâu cũng có thể phá cách nếu cha mẹ không điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bé. Một bé Thiên Thần cũng có thể trở nên gắt gỏng, hay một bé Bài Bản ngoan ngoãn cũng có thể trở thành “thảm họa”.

Tính cách khác nhau, cách thể hiện cũng khác nhau

Phản ứng tình cảm và ngưỡng chịu đựng của mỗi bé mỗi khác. Khi tiếp xúc với một môi trường mới, bé Thiên Thần, bé Bài Bản hay bé Năng Động thường dễ thích nghi hơn. Trong khi đó, bé Cáu Kỉnh và bé Nhạy Cảm sẽ mất nhiều thời gian thích nghi hơn, thậm chí sẽ tỏ thái độ buồn bực.

Tùy theo nhóm tính cách, cách thể hiện cảm xúc của các bé cũng khác nhau. Bé Nhạy Cảm, bé Năng Động hay bé Cáu Kỉnh thường thể hiện cảm xúc ra mặt. Bé thường nói to, rõ rằng bé đang cảm thấy như thế nào. Mẹ sẽ gặp khó khăn khi vỗ về bé thuộc các nhóm tính cách này, nhất là nếu đang trong môi trường mới.

Cách dạy con theo tính cách
Tính cách khác nhau, cách thể hiện cảm xúc trong từng tình huống của trẻ cũng khác

“Kê đơn” theo tính cách của trẻ

1/ Bé Năng Động

Với các bé thuộc nhóm Năng Động, mẹ đừng quá trông mong bé có thể ngồi yên một lúc lâu. Ngay cả khi còn nhỏ, những bé thuộc nhóm này cũng cần được thường xuyên thay đổi tư thế, quang cảnh xung quanh hơn so với những bé khác.

Bé nhóm này cực thích những trò chơi kích thích sáng tạo và khám phá. Vì vậy, thay vì ép con vào khuôn khổ, mẹ nên cho con cơ hội tự do khám phá an toàn, nhưng chú ý không để bé phấn khích thái quá. Bởi khi bé quá mệt, bé sẽ không kìm chế được cảm xúc của mình, và bị chính những cảm xúc này làm cho “choáng ngợp”. Mẹ nên để ý dấu hiệu của việc quá tải, và nên tránh những cơn “thịnh nộ” của bé. Khi bé sắp lên cơn, mẹ nên tìm cách đánh lạc hướng trẻ, đưa trẻ đi nơi khác cho đến khi bé bình tĩnh lại.

2/ Bé Cáu Kỉnh

Nếu có một đứa con thuộc nhóm tính cách này, mẹ nên xác định ngay từ đầu rằng bé sẽ không cười nhiều như những nhóm tính cách khác. Mẹ nên tạo cho cơ hội cho bé sử dụng mắt, tai chứ không phải cơ thể của mình. Nếu bé đang chơi, mẹ nên “lùi” lại và tốt nhất, nên để bé chọn đồ chơi mà bé thích. Bé rất dễ buồn bực và nổi cáu với những món đồ chơi hoặc tình huống lạ. Đặc biệt, mẹ nên cẩn trọng với những giai đoạn chuyển tiếp. Chẳng hạn, nếu bé đang chơi và chuẩn bị tới giờ đi ngủ, hãy nhắc nhở, sau đó cho bé vài phút để làm quen với điều này.

3/ Bé Nhạy Cảm

Hãy bảo vệ không gian của con. Nhìn xung quanh trẻ và cố gắng tưởng tượng thế giới theo cách của bé. Những bé thuộc nhóm này thường rất dễ bị ảnh hưởng. Bất cứ kiểu kích thích giác quan nào, như tiếng tivi ầm ĩ, ánh sáng chói mắt, hay tiếng chuông chói tai cũng có thể làm bé khó chịu.

Bí quyết nuôi dạy con ngoan
Bé Nhạy Cảm rất dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh

Khi gặp phải những tình huống mới, mẹ nên cố gắng hỗ trợ con hết mình, nhưng đừng xoa dịu trẻ quá nhiều. Đôi khi sự xoa dịu của mẹ lại là nguyên nhân làm bé thêm sợ hãi. Giải thích mọi việc mẹ định làm với bé, từ việc thay tã đến việc đưa bé ra ngoài. Luôn trấn an bé rằng mẹ sẽ luôn ở bên cạnh bé.

4/ Bé Bài Bản

Nếu bé thuộc nhóm Bài Bản, mẹ nên thiết lập một lịch trình sẵn, và cố gắng theo sát lịch trình này hết mức có thể. Điều này sẽ giúp cuộc sống của cả mẹ và bé trở nên dễ dàng hơn. Khi bé lớn hơn một chút, thỉnh thoảng mẹ có thể thử sai “lịch”, bỏ qua một vài giấc ngủ trưa ngắn chẳng hạn. Tuy nhiên, cố gắng không thay đổi thói quen của trẻ quá nhiều. Bé có thể sẽ cảm thấy khó chịu.

5/ Bé Thiên Thần

Tạo cho con nhiều cơ hội để tương tác với mọi người, như đưa bé ra ngoài chơi thường xuyên chẳng hạn. Các bé thuộc nhóm Thiên Thần thường rất thích tiếp xúc với mọi người cũng như rất dễ làm quen với bạn mới. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá ép buộc con hòa nhập vào một không gian hoàn toàn mới, vẫn nên cho bé thời gian thích nghi.

Lưu ý dành cho mẹ: Hãy nhìn con như con người thật của con. Đừng tưởng tượng về đứa bé bạn muốn có. Thay vì tôn trọng tích cách của trẻ, như vốn có, nhiều mẹ bị chính sự sợ hãi và kỳ vọng của mình ảnh hưởng, từ đó có cách cư xử, cách dạy con không phù hợp với bản tính của bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x