Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Quỳnh Nhi
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/12/2023

Trí thông minh của trẻ di truyền từ ai? Con thông minh nhờ bố hay mẹ?

Trí thông minh của trẻ di truyền từ ai? Con thông minh nhờ bố hay mẹ?
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng; nền tảng cơ bản của trí thông minh thật ra là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Ngoài di truyền, các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, quá trình học tập, rèn luyện và lĩnh hội; cách cha mẹ nuôi dạy con đều có ảnh hưởng đến khả năng, trí tuệ của mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Trong bài viết, cha mẹ sẽ hiểu các yếu tố tác động đến trí thông minh của trẻ; và trả lời được câu hỏi trí thông minh của trẻ di truyền từ ai.

1. Yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

1.1 Gen di truyền

Các nhà khoa học đã khẳng định, trí thông minh của trẻ phụ thuộc nhiều vào bộ gen di truyền trẻ nhận được từ cha mẹ.

Ngoài ra, cấu tạo của não bộ cũng quyết định khả năng trí tuệ cao hay thấp; cụ thể là các rãnh trên não ở vùng trước trán; hiệu suất hoạt động của các đường rãnh này tỉ lệ thuận với năng lực làm việc của não bộ.

Cha mẹ cần lưu ý trong việc trí thông minh của trẻ di truyền từ ai đó là không có một loại gen trí tuệ duy nhất nào ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Trên thực tế; sự thông minh của trẻ di truyền từ ai thì nó là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa nhiều gen khác nhau. Ngoài ra, các yếu tố di truyền kết hợp với yếu tố môi trường sẽ xác định chính xác cách các gen trí tuệ biểu hiện ở một đứa trẻ.

Ví dụ, một đứa trẻ sinh ra có thể mang gen trí tuệ; nhưng nếu đứa trẻ đó lớn lên trong một môi trường thiếu thốn; nơi nó bị suy dinh dưỡng và không được tiếp cận với các cơ hội giáo dục, nó có thể không đạt điểm cao trong các thước đo về chỉ số IQ.

Những đặc điểm con thường được di truyền từ bố

1.2 Chế độ ăn những năm đầu đời

Ngay từ khi là một bào thai cho đến khoảng 3 tuổi là giai đoạn cao điểm con người cần nhận được chế độ dinh dưỡng tốt nhất để hoàn thiện bộ não ở mức độ cao nhất.

Càng được cung cấp nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng trong lúc nằm trong bụng mẹ cũng như những năm đầu đời sau khi sinh ra thì vùng não liên quan đến việc tiếp thu và ghi nhớ càng phát triển.

Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều axit béo như các loại cá, đặc biệt là cá hồi, trứng, sữa, dầu oliu, quả bơ…sẽ giúp trẻ có trí tuệ phát triển hơn.

1.3 Môi trường sống và hoạt động thể chất

Môi trường sống và hoạt động thể chất
Trí thông minh của trẻ di truyền từ ai?

Môi trường sống là tất cả các yếu tố xung quanh bé như không khí, khói bụi, thời tiết, lối sống của cha mẹ… Môi trường càng trong lành, thoáng mát thì bé càng phát huy được các thế mạnh nội tại của mình.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng năng lực trí tuệ của trẻ cũng phụ thuộc rất nhiều vào những người trẻ tiếp xúc hằng ngày, cách trẻ được nuôi dạy, khuyến khích… Đó là lý do giáo dục sớm sẽ giúp trẻ thông minh hơn.

1.4 Quá trình mang thai ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Trong tất cả các ảnh hưởng của môi trường lên trí thông minh của trẻ; trải nghiệm trước khi sinh có lẽ là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Sức khỏe, dinh dưỡng, khả năng tiếp xúc với môi trường và tình trạng tinh thần của người mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Mức độ hormone căng thẳng cao gây những tác động tiêu cực đối với sự phát triển não bộ và trí thông minh của trẻ di truyền từ ai. Vì nó tác động trực tiếp và gián tiếp lên các tế bào thần kinh đang phát triển của thai nhi; và làm thay đổi quá trình mang thai.

1.5 Cách cha mẹ chăm sóc và nuôi dạy con

Sự tương tác giữa trẻ em và cha mẹ (hoặc người chăm sóc trực tiếp) là vô cùng quan trọng. Cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến con cái khi dạy con cách một điều gì đó đang phù hợp; hoặc khi cha mẹ củng cố hành vi, sự tò mò thông qua phản hồi tích cực với con.

Song song đó, cha mẹ cũng là tấm gương cho con mỗi ngày. Trẻ học hàng ngày từ những tương tác đơn giản nhất; con học về tình cảm, lòng tốt, cách đối xử với người khác; cách giải quyết vấn đề, quan sát chi tiết và ghi nhớ các sự kiện.

Trẻ em thông minh đặt câu hỏi, tò mò về thế giới xung quanh, kiên trì giải quyết vấn đề và tìm câu trả lời. Tất cả những phẩm chất “trí thông minh của trẻ” này đều bị ảnh hưởng bởi cha mẹ.

2. Trí thông minh của trẻ di truyền từ ai?

trí thông minh của trẻ di truyền từ ai
Trí thông minh của trẻ di truyền từ ai?

Trí thông minh của trẻ di truyền từ ai là một câu hỏi còn gây nhiều tranh cãi và chưa có đáp án cụ thể liệu con thông minh nhờ cha hay mẹ?

Chắc chắn nhiều bậc phụ huynh đã nghe đâu đó rằng trí thông minh của trẻ là do thừa hưởng hoàn toàn từ người mẹ. Nhưng đến nay, đây là một kết luận chưa được khẳng định chính xác.

Một số bài viết cho rằng trí thông minh của trẻ được thừa hưởng từ mẹ vì gen trí tuệ nằm trên nhiễm sắc thể X. Và người mẹ có 2 nhiễm sắc thể X; nhưng đây là một hiểu lầm; đứa trẻ có thể có nhiễm sắc thể X từ cả cha lẫn mẹ.

Nói tóm lại, trí thông minh của trẻ là rất phức tạp. Như đã nêu trên, để xác định một đứa trẻ thông minh hay không; phải dựa trên nhiều yếu tố; không chỉ có gen di truyền. Thay vì đặt câu hỏi trí thông minh của trẻ di truyền từ ai; cha mẹ cần quan tâm đến cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ để phát triển trí thông minh cho con.

>> Cha mẹ xem thêm: Phương pháp dạy bé học toán Finger Math dễ hiểu

3. Cách phát triển trí thông minh của trẻ

Sau khi biết trí thông minh của trẻ di truyền từ ai; các yếu tố tác động đến sự thông minh của con trẻ. Cha mẹ đọc tiếp để biết cách phát triển và nuôi dưỡng con trở thành người thông minh; sáng dạ.

3.1 Bú sữa mẹ

Được bú sữa mẹ giúp bé thông minh hơn so với việc bú bằng sữa thông thường do trong sữa mẹ chứa taurine, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ. Hãy cho trẻ bú mẹ ít nhất đến 6 tháng tuổi sau đó duy trì thói quen uống sữa càng lâu càng tốt.

3.2 Kích thích trí tưởng tượng để phát triển trí thông minh của trẻ di truyền từ ai

Đặt cho bé những câu hỏi về sở thích, người thân trong gia đình, đồ vật, món ăn, thế giới xung quanh…. và nếu trẻ có đặt câu hỏi lại với bạn hãy khuyến khích trẻ tự nghĩ, tự tìm câu trả lời, giải pháp.

Mẹ có thể giúp bé ăn, ngủ, chơi… nhưng trong các vấn đề cần tư duy hãy để trẻ tự tìm tòi càng sớm càng tốt. Ngoài ra, hãy cho trẻ tiếp xúc sớm với sách, ảnh đó là cách để trẻ mở rộng thế giới, giúp bé liên kết các khái niệm, nuôi dưỡng tính ham học hỏi cho bé.

3.3 Các trò chơi trí tuệ

Các trò chơi trí tuệ

Đối với trẻ từ 0 -2 tuổi, để phát triển trí não sẽ thông qua kích thích các giác quan của trẻ thông qua các trò chơi; những vật thể hình khối, âm thanh kích thích trí tò mò của trẻ. Việc này cần làm hàng ngày và phải tạo ra các kích thích phù hợp qua từng thời kỳ.

>> Cha mẹ xem thêm: Tổng hợp truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa mẹ nên mua về cho bé

3.4 Âm nhạc giúp phát triển trí thông minh của trẻ di truyền từ ai

Cho bé nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ và khi bé chào đời hãy cho bé làm quen với nhạc cụ để tạo niềm yêu thích âm nhạc từ nhỏ. Âm nhạc kích thích sự phát triển các vùng khác nhau trong bộ não nên có tác dụng tăng cường sự thông minh, trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.

Cha mẹ nên kết hợp cho trẻ tập các bài thể dục đơn giản trên nền nhạc vì vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cơ bắp và các tố chất như độ bền, độ linh hoạt, dẻo dai, tính chính xác, sự nhanh nhạy, sự cân bằng, sự khéo léo,… Sự luân phiên giữa vận động thể lực và vận động trí não có tác động tích cực đến sức khỏe của con người, nhờ đó cường độ và chất lượng của hoạt động trí não được nâng cao.

3.5 Chú trọng sức khoẻ cho trẻ

Sự phát triển của trẻ là một quá trình không ngừng nghỉ; do đó, không chỉ biết trí thông minh của trẻ di truyền từ ai; mà cha mẹ cần làm song song việc giáo dục với chăm sóc sức khỏe. Trẻ chỉ có thể phát triển trí não nếu thể chất của trẻ được phát triển tốt.

3.6 Mẹ bầu cần tự chăm sóc chính mình

Mẹ hãy sắp xếp một lịch trình đơn giản như: tập thể dục thường xuyên và sử dụng thư giãn hoặc các phương pháp khác để duy trì mức độ căng thẳng thấp.

Ngoài ra, ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ hãy nói chuyện thật nhiều; và thường xuyên đụng chạm vào bé để bé cảm nhận được tình yêu thương, kết nối bé với thế giới bên ngoài; tạo điều kiện để kích thích não bộ phát triển sớm.

>> Cha mẹ xem thêm: 6 bí quyết giúp trẻ “mê” cô, hết khóc khi đi học mầm non

Qua bài viết, hy vọng cha mẹ đã trả lời được câu hỏi trí thông minh của trẻ di truyền từ ai. Đồng thời, biết những yếu tố tác động đến trí thông minh của con; và cách phát triển con trở thành người sáng dạ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. The new genetics of intelligence
https://www.nature.com/articles/nrg.2017.104
Ngày truy cập: 27.06.2022

2. Differential environmental influences on the development of cognitive abilities during childhood
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0160289617300533?via%3Dihub
Ngày truy cập: 27.06.2022

3. On the genetic and environmental reasons why intelligence correlates with criminal victimization
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0160289617300077?via%3Dihub
Ngày truy cập: 27.06.2022

4. Factors Influencing Intelligence Quotient
https://medcraveonline.com/JNSK/factors-influencing-intelligence-quotient.html
Ngày truy cập: 27.06.2022

5. How Much Does Education Improve Intelligence? A Meta-Analysis
https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/0956797618774253
Ngày truy cập: 27.06.2022

x