Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/11/2020

Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 8 – 12 tháng tuổi

Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 8 – 12 tháng tuổi
Từ 8-12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát triển một số kỹ năng quan trọng như tập đi, tập nói. Mẹ cần theo dõi và khích lệ những mốc phát triển của bé trong giai đoạn này và lưu ý nếu bé có các dấu hiệu bất thường để nhờ sự tư vấn từ bác sĩ.

Những mốc phát triển của trẻ giai đoạn 8-12 tháng tuổi

Bé tập đi: Ở giai đoạn này, bé yêu của bạn rất bận rộn. Hai bàn tay bé hoạt động liên tục, bé có thể cầm nắm nhiều thứ khá tốt và tiếp tục hoàn thiện kỹ năng sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ. Bé đã biết tự ngồi nên có thể vịn tay vào đồ vật để giúp bé đứng dậy. Đặc biệt hơn, nhiều bé đã chập chững vài bước trước khi đón ngày sinh nhật đầu tiên đấy!

Bé bập bẹ tập nói: Từ 8-12 tháng tuổi, bé có thể nhận biết những từ thường nghe, biết nói các từ đơn giản như “baba” hay “mama” và có xu hướng “bắt chước” những hành động, cử chỉ của bạn như dùng lược chải đầu, cầm ly uống nước hay thậm chí là nói chuyện qua điện thoại. Đồng thời, bé sẽ càng cảnh giác với người lạ hơn, bắt đầu xuất hiện nỗi sợ hãi chia ly khi bạn có việc rời xa bé.

Các mốc phát triển của trẻ: Giai đoạn 8 – 12 tháng tuổi
Mốc phát triển của trẻ mà ba mẹ trông đợi nhất giai đoạn này: bé tập đi

Mẹ nên làm gì để khuyến khích bé phát triển?

Trò chuyện với con thường xuyên hơn vì đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của bé. Tỉ tê cùng con hằng ngày sẽ giúp con phát triển cảm xúc rất nhanh. Mẹ cũng nên duy trì việc đọc truyện và chơi cùng con như trước đó.

Bé đã hiếu động hơn nên mẹ cần chú ý độ an toàn của không gian chơi đùa hơn nữa. Để giúp bé tự do phát triển các giác quan và khám phá mọi thứ, các mẹ mua giấy, bút chì màu, các khối hình, hộp rỗng… cho con vừa vẽ vừa chơi.

Đừng tiếc lời khen thưởng nếu con làm tốt. Tuy nhiên, khi con nghịch ngợm, mẹ cần biết nói “không” và hướng dẫn lại cách làm cho con. Mặc dù bé vẫn còn non nớt và chưa hiểu khuôn phép là gì, nhưng mẹ có thể bắt đầu chỉ bảo con những chuyện không nên làm để bé có cách hành xử đúng.

Xây dựng lòng tin với bé bằng cách cho bé thời gian làm quen với cô bảo mẫu hay người giúp việc và luôn tạm biệt bé mỗi khi bạn có việc phải đi ra ngoài.

Mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường nào?

Mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng mẹ cần theo dõi sự phát triển của con và lưu ý nếu bé đã tám tháng tuổi và:

  • Không biết bò hoặc trườn
  • Chỉ bò/trườn theo một hướng duy nhất trong vòng 1 tháng hoặc hơn
  • Không thể đứng nếu thiếu người hỗ trợ
  • Không tìm kiếm những đồ vật bạn giấu dù nó ngay trước mặt bé
  • Không nói bất kỳ từ nào
  • Không dùng các cử chỉ như lắc đầu báo hiệu “con không đồng ý” và chỉ trỏ

Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp và can thiệp cần thiết.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x