Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/07/2017

Nên chọn bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi vị ngọt hay mặn?

Nên chọn bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi vị ngọt hay mặn?
Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm dao động trong khoảng thời gian từ 4-6 tháng tuổi. Nguyên tắc chọn bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi không khác gì với 4 và 6 tháng. Vì có bé bắt đầu sớm hơn, cũng có bé đòi ăn dặm rất trễ.

Khi chọn bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, mẹ chắc hẳn đã nghe tới 2 loại bột vị ngọt và vị mặn. Nên bắt đầu với loại bột nào thì tốt hơn cho bé. Cùng MarryBaby tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!.

Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ cần nhớ nguyên tắc quan trọng: Bé cần làm quen dần với từng loại thức ăn và làm quen với độ đặc cũng như độ lợn cợn tăng dần, mùi vị khác nhau của thực phẩm.

bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Chọn bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi nên bắt đầu từ bột vị ngọt

Bé đang bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức, chính vì vậy, khi bắt đầu ăn dặm nên pha sữa với tinh bột hoặc bột vị ngọt sau đó kết hợp thêm trái cây hay ngũ cốc khác. Hương vị của bột vị ngọt sẽ gần nhất so với nguồn thức ăn trước đây là sữa giúp bé sẽ làm quen tốt hơn và có sự khởi đầu tốt hơn để thử các loại bột ăn dặm khác.

Từ 8 tháng tuổi trở đi, khi con đang lớn mỗi ngày, mẹ có thể xen kỹ 2 loại bột mặn và ngọt. Mỗi món mới nên thử ăn trong 2-3 ngày liên tiếp để đánh giá khả năng dung nạp của bé, xem có dị ứng thức ăn hay không.

Cách phân biệt bột vị ngọt và vị mặn

2 loại bột ăn dặm vị ngọt và mặn đều giống nhau ở thành phần dinh dưỡng, chỉ khác ở nguồn gốc cung cấp là thành phần đạm.

Sự khác biệt Bột vị ngọt Bột vị mặn
Nguồn gốc thành phần Chất đạm sẽ được cung cấp từ thành phần chính là sữa, Chất đạm sẽ được lấy từ những loại thực phẩm thịt, cá…
Mùi vị Hầu hết các loại bột đều có vị ngọt từ sữa, bé dễ cảm thấy ngán hơn. Đa dạng mùi vị
Cách kết hợp Sữa sẽ kết hợp cùng với các loại thành phần khác như rau củ quả, trái cây và gạo để tạo thành nhóm dinh dưỡng tổng hợp cung cấp cho bé yêu. Bột vị mặn sau đó kết hợp với những loại thành phần tươi sống như thịt, cá… để tạo nên nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé.

Với hai loại bột khác nhau, cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi cũng khác nhau.

Cháo vị ngọt: Nhằm giúp bé dễ dàng làm quen với thức ăn, mẹ nên bắt đầu khởi động bằng những món bột ăn dặm ngọt, với nguyên liệu chủ yếu là trái cây hoặc rau cùng bột gạo. Bí quyết chung cho các món bột này là: Rau củ cần hầm nhừ, xay nhuyễn; Bột gạo mịn, loãng vừa phải và không bị lợn cợn.

bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi 1
Cháo từ rau củ quả là kích thích vị giác hoạt động tốt hơn

Nguyên tắc nấu bột:

Cháo vị mặn: Sau khi đã làm quen dần với việc ăn dặm, mẹ bắt đầu nấu cho bé thêm nhiều món bột mặn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ có thể thêm từ 10-20 gr thịt, cá, trứng hay tôm vào bột ăn dặm. Những món bột mặn thích hợp với bé từ 7 tháng trở lên.

Nguyên tắc nấu bột:

  • Thịt cần xay nhuyễn và nấu chín mềm.
  • Bột nên nấu mịn, không quá loãng. Mẹ có thể bắt đầu gia tăng độ lợn cợn cho bé.
  • Rau củ nên chuyển sang mài nhỏ, nghiền thay vì xay nhuyễn.

Khi chọn bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi mẹ nên bắt đầu từ bột có vị ngọt sẽ giúp bé dễ làm quen và có sự khởi đầu hoàn hảo với nguồn với thức ăn mới.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x