Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/10/2020

Bí quyết để chăm sóc trẻ hoàn hảo

Bí quyết để chăm sóc trẻ hoàn hảo
Mỗi ông bố, bà mẹ chính là chuyên gia hàng đầu trong việc chăm sóc con của mình. Tình yêu, sự quan tâm và chăm sóc là tất cả những gì một đứa trẻ luôn cần và mong muốn. Và đừng bỏ lỡ 8 bí quyết để trở thành những ông bố, bà mẹ toàn diện hơn nữa

1. Thể hiện tình yêu

Tình yêu, sự quan tâm và những cảm xúc trìu mến trong những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất, tinh thần và tình cảm của một đứa trẻ. Tình yêu và sự âu yếm thực sự có thể giúp cho não bộ của trẻ phát triển. Nhưng làm thế nào để bạn thể hiện tình yêu của bạn với con? Ôm ấp, vuốt ve, mỉm cười, khích lệ, lắng nghe, làm bạn bất cứ lúc nào có thể là những gì tốt đẹp nhất mà bố mẹ dành cho con. Đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời, hãy chú tâm và phản hồi với trẻ ngay khi trẻ khóc. Các chuyên gia về trẻ em nói rằng hành động này không hề làm con trở nên hư hỏng như một số người thường lầm tưởng. Trên thực tế, đáp ứng nhu cầu cho trẻ khi chúng khó chịu (cũng như khi chúng vui vẻ) sẽ giúp xây dựng lòng tin và sự gắn kết mạnh mẽ về cảm xúc. Luôn thể hiện tình yêu thương với con chính là điều không thể thiếu khi chăm sóc trẻ.

2. Đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ

-Tiêm ngừa và sức khỏe: Bé yêu cần sức khỏe để phát triển. Và bố mẹ có thể hỗ trợ cho con rất nhiều bằng cách đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ và đúng hạn. Các vắc-xin có thể giúp trẻ vượt qua nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

-Chăm sóc giấc ngủ: Hãy tạo cho con những giấc ngủ chất lượng nhất. Một giấc ngủ say nồng luôn tốt hơn một giấc ngủ chập chờn, dù cho thời gian ngủ ngắn hơn.

Chăm sóc trẻ hoàn hảo
Sự chăm sóc chu đáo và thông minh trong những năm đầu đời có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ quá trình phát triển của trẻ sau này

-Cho bé bú sữa mẹ: Sữa mẹ sẽ cung cấp mọi chất dinh dưỡng cần thiết trong 6 tháng đầu đời, và vẫn tiếp tục là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ cho đến ngày trẻ tròn 1 tuổi.

-Nắm bắt kịp thời nhu cầu của trẻ: Hãy học cách hiểu được phản ứng của trẻ khi trẻ cảm thấy nóng, hay khi tã bị ướt… Chăm sóc trẻ ngay lúc trẻ cần chính là cách tốt nhất để xây dựng niềm tin đối với bố mẹ, đồng thời mang lại cho trẻ cảm giác an toàn.

3. Trò chuyện với con

Ngay từ khi mang thai, bố mẹ đã có thể nói chuyện với bé. Đến khi bé ra đời, mẹ nên cố gắng giao tiếp với trẻ mọi lúc, lúc thay tã, cho ăn hay lau mình. Trẻ sẽ phản hồi tốt hơn khi cảm thấy chúng được chú ý, thế nên bạn hãy nhìn trẻ trong khi nói chuyện. Đừng quá lo lắng về việc phải nói gì, chỉ đơn giản là mô tả lại những gì bố mẹ đang làm, chẳng hạn như “mẹ đang pha nước tắm để tắm cho con nha”.

Nói chuyện với trẻ một cách tự nhiên bằng những câu và cụm từ đơn giản với giọng nói du dương có thể giúp trẻ cảm nhận và học ngôn ngữ. Nhưng khi trẻ lớn dần, bố mẹ không cần phải nói chuyện ở giọng cao nữa, điều này sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

4. Đọc sách cho con

Đọc sách mà một trong những cách quan trọng nhất giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng, kích thích trí tưởng tượng và cải thiện khả năng ngôn ngữ. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng rất hứng thú khi được nghe chuyện. Vì thế, không bao giờ là quá sớm để bắt đầu việc đọc sách cho con nghe.

5. Kích thích mọi giác quan của trẻ

Trẻ em cần được tiếp xúc để tìm hiểu về con người, nơi chốn và sự vật. Mỗi sự tương tác mới đều cho trẻ biết về thế giới xung quanh. Nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ trưởng thành trong một môi trường đa dạng, nơi mà chúng được tiếp cận với nhiều trải nghiệm mới mẻ kích thích hoạt động của các giác quan, thì thường có sự phát triển trí não mạnh mẽ hơn so với những trẻ khác. Âm nhạc, vận động, các trò chơi… là cách tuyệt vời để kích thích giác quan của bé. Tất nhiên, trẻ có thể trở nên quá tải – vì thế bạn không nên cố kích thích các giác quan của trẻ suốt 24h mỗi ngày.

6. Khuyến khích những thử thách mới

Thử thách giúp trẻ học được những kỹ năng mới. Khi đối diện với một thử thách không dễ dàng, trẻ buộc phải suy nghĩ tìm ra một cách khác để hoàn thành nhiệm vụ. Quá trình giải quyết vấn đề này sẽ giúp trí não trẻ phát triển. Chẳng hạn, mẹ có thể để bé tự mở hộp, tìm cách nhặt đồ chơi bị rơi vào gầm tủ… Đôi khi, chăm sóc trẻ không phải là nuông chiều, chăm chút từng li từng tí mà chính là “đầu tư” cho sự phát triển độc lập của con.

7. Chăm sóc bản thân

Có một sự thật hiển nhiên là những cha mẹ hạnh phúc thường mang lại hạnh phúc cho con mình. Tận hưởng hạnh phúc mọi lúc mọi nơi: khi đẩy xe đưa con đi dạo, khi đắp mặt nạ và tranh thủ chợp mắt trong lúc con ngủ, khi tập một vài động tác yêu thích và trò chuyện với con…

Đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ của bạn đời hay những người xung quanh nếu thấy cần thiết. Và cũng đừng quên sắp xếp những khoảng thời gian riêng tư cho mình. Trò chuyện và chia sẻ với những người xung quanh cũng giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Bằng những cách đó, mẹ sẽ giữ mình tránh xa nguy cơ trầm cảm sau khi sinh.

8.Tìm kiếm người trông trẻ tin cậy

Một người trông trẻ tốt có thể tạm thời thay thế bố mẹ. Cho dù là ai đi nữa, người thân, người giữ trẻ, hay bạn bè… bố mẹ cũng cần đánh giá được ở họ có đủ kinh nghiệm, sự chu đáo, tận tâm, có uy tín và có tình yêu đích thực khi chăm sóc trẻ để giao phó con mình cho họ, để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x