Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/02/2017

Bé sơ sinh bị nấc: Mẹ ơi, đừng lo!

Bé sơ sinh bị nấc: Mẹ ơi, đừng lo!
Nấc cục là hiện tượng thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và sẽ giảm dần khi bé được 1 tuổi. Mặc dù không gây hại gì nhưng nếu những cơn nấc kéo dài sẽ khiến bé khó chịu đôi khi còn bị nôn trớ.

Nấc là những cơn co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quảng của cơ hoành lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm tống khí ra khỏi buồng phổi. Luồng khí này đi ngang qua dây thanh âm tạo thành tiếng nấc. Mọi lứa tuổi, kể cả người lớn cũng có thể bị nấc, nhưng trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị nấc nhiều hơn hẳn. Đặc biệt, các bé bị trào ngược dạ dày có xu hướng bị nấc cục thường xuyên hơn, kèm theo biểu hiện ho, nôn ói, khó chịu.

Bé sơ sinh bị nấc cục thường gặp những cơn nấc ngắn hạn và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, vẫn có một số phương pháp điều trị tại nhà hay còn gọi là “mẹo” nhằm giúp giảm bớt hoặc trị nấc một cách nhanh chóng. Mẹ có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ dưới đây.

Cách chữa nấc cho bé sơ sinh
Nấc là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

– Cho bé uống từng muỗng hoặc từng ngụm nước nhỏ. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, thay vì dùng nước mẹ nên cho bé bú sữa ngay.

– Cho bé ăn từng chút một, tránh cho bé ăn quá nhiều trong mỗi bữa.

– Tương tự như cách cho bé uống sữa, cho bé ngậm núm vú cũng giúp cơ hoành của con dành lại quyền kiểm soát, chấm dứt ngay những cơn nấc cụt.

– Dùng hai tay bịt hai bên lỗ tai của bé khoảng chừng 30 giây rồi thả ra. Tuyệt đối đừng dùng tay bịt mũi hoặc miệng của trẻ, dù chỉ trong vài giây. Điều này có thể làm trẻ bị nghẹt thở.

– Bồng bé thẳng đứng dậy dựa vào người bạn sau đó vỗ nhẹ và dứt khoát từng cái vào lưng. Cách này giúp trẻ ợ hơi và tránh bị trào ngược rất hiệu quả.

– Bế bé lên rồi dùng đầu ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc phần mang tai bé khoảng 60 cái.

– Massage lưng một cách nhẹ nhàng cũng là một cách giúp bé giảm nấc hiệu quả.

Bé sơ sinh bị nấc: Vì sao mẹ hỡi?

Có nhiều nguyên nhân làm bé sơ sinh bị nấc, nhưng điển hình nhất là do những điều sau:

– Trẻ bú sữa quá nhanh hoặc vừa khóc xong mẹ đã cho bú tiếp, từ đó làm bé bị nghẹt thở, khó bú và cuối cùng dẫn đến tình trạng bị nấc

– Không chỉ sữa, nhiều bé còn nuốt cả không khí trong lúc bú làm dạ dày căng quá mức, kích thích cơ hoành co thắt tạo thành tiếng nấc. Điều này khá phổ biến ở các bé bú bình.

– Bé bị khó tiêu cũng có thể gây nấc.

– Khi nhiệt độ giảm đột ngột, không khí đi vào phổi sẽ làm bé bị lạnh và gây ra những cơn nấc.

– Mẹ đang cho con bú ăn quá nhiều thực phẩm cay, nhiều gia vị cũng có thể làm trẻ bị nấc, bởi những gia vị này sẽ thông qua sữa mẹ “tiếp cận” đến cục cưng.

Làm gì để hạn chế tình trạng nấc cụt?

Hầu hết những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc một phần cũng do lỗi của người lớn trong quá trình chăm sóc con. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể giúp bé phòng tránh tình trạng nấc cục bằng các biện pháp sau:

– Không nên cho bé bú hoặc ăn trong lúc quá đói, đặc biệt không để bé ăn quá no.

– Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang, do đó khi cho bú mẹ cần nâng đầu bé lên cao đồng thời điều chỉnh lượng sữa để cho sữa không xuống quá nhanh.

– Đối với bé bú bình cần giữ bình sữa nghiêng một góc 45 độ để giảm bớt lượng không khí bé nuốt vào bụng.

– Dành cho bé một ít thời gian để nghỉ giữa cữ bú nhờ vậy, dạ dày sẽ tiêu hóa tốt hơn đồng thời giảm hiện tượng nấc.

– Trường hợp trẻ nấc nhiều lần trong ngày, cơn nấc khiến bé khó chịu hoặc bị kích động, mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ.

Bé sơ sinh bị nấc: Khi nào cần lo?

Hiện tượng nấc cụt thường chỉ xảy ra trong vài phút, nhưng nếu bé cưng vẫn nấc liên tục trong vài giờ, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Nấc liên tục, kéo dài tại một thời điểm có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe, chẳng hạn:

– Trào ngược dạ dày

– Xuất hiện khối u trong cổ họng

– Vấn đề về thận

– Tiểu đường

– Viêm phổi

Ngoài nấc cụt, mẹ cũng nên lưu ý những vấn đề bất thường trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ để báo cho bác sĩ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x