Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/03/2017

Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm

Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm
Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng đối với bé, ngoài nguồn sữa mẹ bé cần làm quen cũng như bổ sung thêm nhiều dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm khác. Nhằm giúp mẹ không tốn thời gian suy nghĩ, MarrBaby gợi ý một vài thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng

Theo khuyến cáo của chuyên gia nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Theo đó, bước sang tháng thứ 6 là thời điểm thích hợp nhất để tập cho bé ăn dặm. Cho bé ăn dặm quá sớm hay quá trễ đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Nguyên tắc chung khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Trước đó bé chỉ quen với việc uống sữa do đó, khi mới cho bé tập ăn dặm mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 loại thực phẩm. Cần xay nhuyễn và pha loãng với sữa để bé dễ ăn cũng như tập làm quen dần. Mức độ loãng của thức ăn sẽ giảm từ từ cho đến đặc, khi đã biết ngồi bé có thể ăn những thức ăn đặc hơn.

Ăn dặm vẫn chỉ là những bữa phụ, theo đó mẹ không nên bắt bé ăn quá nhiều. Có thể là 1 bữa/ngày, khi bé lớn hơn mẹ tăng từ 2-3 bữa/ngày kèm theo các món tráng miệng. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, mẹ nên cho bé ăn kết hợp 4 nhóm thực phẩm: Nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường cùng nhóm vitamin và khoáng chất.

Dưới đây là thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm theo từng tháng tuổi vừa dinh dưỡng, vừa đơn giản không làm mất quá nhiều thời gian chế biến. Mẹ tham khảo nhé!

Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi

Để khởi động cho quá trình ăn dặm, mẹ hãy bắt đầu với những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và được xay thật nhuyễn. Đầu tiên mẹ có thể sử dụng các loại bột sữa dành cho bé 6 tháng tuổi có bán trên thị trường. Hoặc, nấu cháo trắng sau đó ray thật nhuyễn, mịn và loãng để bé dễ ăn hơn.

Sau khi làm quen với cháo trắng mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại rau củ khác nhau như bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà rốt… Cách làm rất đơn giản: Chỉ cần nấu nhừ các loại củ sau đó ray hoặc tán nhuyễn rồi cho thêm ít sữa cho bé dễ nuốt.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Bột cà rốt trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức

Tháng thứ 6 chỉ là tháng khởi đầu cũng như tháng thử nghiệm món ăn với bé nên mẹ chỉ cần cho bé ăn các loại bột ngọt. Còn thịt, cá, tôm…tốt nhất nên đợi đến khi bé được 7 tháng tuổi, mẹ nhé!

Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi

Mẹ nên giúp bé khám phá thêm sự thú vị của các loại thực phẩm cũng như đánh thức vị giác cho con bằng các món ăn sau.

1. Cháo thịt theo, bí đỏ

Nguyên liệu: 30gr gạo tẻ, 10gr bí đỏ, 10gr thịt nạc xay nhuyễn, dầu ăn, một ít xương heo

Cách làm: Hầm xương heo khoảng 30 phút, sau đó lấy nước này nấu chung với gạo tẻ cho đến khi thật nhừ. Cho thịt nạc xay vào, đun nhỏ lửa khi thịt chín mềm.

Hấp hoặc luộc bí đỏ cho mềm rồi xay nhuyễn sau đó trộn đều với cháo. Thêm dầu ăn và một tí xíu gia vị, múc cháo ra đợi nguội và cho bé thưởng thức.

Cháo thịt bí đỏ

2. Cháo cá, rau cải bó xôi

Nguyên liệu: 1 lát cá thu nhỏ, gạo tẻ, cải bó xôi

Cách làm: Sau khi sơ chế, cá loại bỏ hết xương rồi mang đi luộc hoặc hấp kĩ. Rau cải rửa thật sạch, cắt nhỏ và nghiền qua ray để loại bỏ hết phần xơ. Dùng gạo tẻ nấu 1 ít cháo cho thật nhuyễn sau đó trộn cá, rau vào và bắt lên bếp, để nhỏ lửa cho đến khi sôi.

Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi
Cháo cá rau xanh sẽ giúp bổ sung thêm chất xơ, đồng thời giúp bé quen dần với việc ăn rau

Thực đơn cho bé 8 tháng tuổi

1. Cháo cua, nấm rơm

Nguyên liệu: Gạo dung để nấu cháo, 5-6 cục nấm rơm, 30gr cua đồng

Cách làm: Nấm rơm rửa sạch sau đó cắt thật nhuyễn, luộc cua rồi gỡ chỉ lấy phần thịt và băm nhỏ. Đầu tiên xào sơ phần nấm rơm đã sơ chế với dầu ăn, sau đó cho phần thịt cua vào rồi đảo cho đều. Có thể nêm thêm một ít gia vị cho ngon hơn. Cuối cùng cho vào nồi cháo, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

2. Súp thịt bò, cà rốt, khoai tây

Nguyên liệu: Thịt bò nạc, cà rốt, khoai tây mỗi thứ khoảng 30gr

Cách làm: Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn. Thịt bò xay nhuyễn với 30ml nước. Sau đó cho thịt bò vào nồi đun trên bếp rồi cho cà rốt và khoai tây vào, cho thêm dầu ăn và gia vị. Đun nhỏ lửa, trộn đều là bé đã có một bát súp ngon tuyệt.

Thực đơn cho bé 9 tháng tuổi

1. Cháo cá lóc

Nguyên liệu: 300gr cá lóc, 25gr gạo tẻ, 25gr gạo nếp

Cách làm: Cá lóc cạo bỏ vảy, làm sạch mang luộc chín rồi gỡ lấy phần thịt ướp cùng với gia vị. Xương cá lóc giã nhỏ lọc lấy khoảng 300ml nước, cho gạo tẻ và gạo nếp vào ninh nhừ. Đến khi cháo chín thì cho thịt cá vào khuấy đều đến khi sôi là được.

2. Súp gà, ngô

Nguyên liệu: 50gr lườn gà, 30gr ngô, 200ml nước, 1 tai nấm hương, 1 tai nấm mộc nhĩ, 1 lòng đỏ trứng gà ta, 1 thìa bột sắn.

Cách làm: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm cho nở mềm, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Ngô xay nhỏ, cho thịt gà vào 200ml xay nhuyễn sau đó đun trên bếp, đến khi sôi cho bột ngô vào.

Sau đó tiếp tục cho nấm hương và mộc nhĩ vào, đun sôi lại và nêm gia vị. Khuấy đều bột sắn với ít nước và cho vào nồi để tạo độ dẽo. Cuối cùng cho lòng đỏ trứng đã đánh bong vào và đun sôi trở lại.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x