Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/09/2020

Bảo vệ sức khỏe cho bé, những điều mẹ cần nắm rõ

Bảo vệ sức khỏe cho bé, những điều mẹ cần nắm rõ
Vào ngày hè, thời tiết nắng nóng khiến bé dễ mắc bệnh. Bạn nên dành nhiều thời gian và thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bé

Bảo vệ sức khỏe cho con yêu là việc mẹ không nên lơ là. Không chỉ có mùa lạnh, mà ngay cả những mùa ấm áp khác bé cũng cần được bảo vệ sức khỏe. Mẹ có thể tham khảo các bí quyết bảo vệ trẻ trong bài viết này để áp dụng cho việc chăm sóc con yêu nhé.Bảo vệ sức khoẻ

♦ Nguyên nhân

Cảm cúm do virus gây ra, lây truyền qua đường hô hấp khi trẻ tiếp xúc với người bị cúm. Khi mắc bệnh, bé bị nhức mỏi cơ thể, sốt, mệt kéo dài nếu con không được điều trị đúng cách.

♦ Phòng tránh

Khi ra đường, mẹ nên nhắc bé luôn đeo khẩu trang để bảo vệ mũi, họng. Nếu trời mưa, mẹ cần phải che ô hoặc mặc áo mưa cho trẻ để tránh việc bé bị ướt, lạnh rồi nhiễm bệnh.

Ngoài ra, trong khẩu phần của bé, mẹ nên bổ sung thêm những thức ăn, đồ uống giàu vitamin A, kẽm, đạm để tăng sức đề kháng cho con.

2. Viêm phổi

♦ Nguyên nhân

Bệnh có thể do virus cúm, phế cầu khuẩn, virus hợp bào gây ra. Trẻ có thể mắc bệnh do những thói quen dùng các loại đồ ăn lạnh, tắm nước lạnh quá lâu, dùng điều hòa liên tục khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, viêm họng và chuyển sang viêm phổi.

Mẹ nên cho bé hạn chế việc uống nước đá, ăn kem, tắm quá lâu, ngồi quạt hoặc ở trong phòng lạnh nhiều giờ. Mẹ nên mở cửa để bé được hít thở không khí tự nhiên, luôn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cho con mặc quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi để bé được dễ chịu.Bảo vệ sức khoẻ

3. Ngộ độc thức ăn

♦ Nguyên nhân

Mùa hè, trẻ dễ bị chấn thương trong lúc vui chơi như bị bong gân, trật khớp, trầy da, gãy chân, tay, u đầu, đặc biệt là tai nạn đuối nước do hiếu động, bất cẩn của bản thân và sự lơ là của người lớn trong việc giám sát con nhỏ.

♦ Phòng tránh

Cha mẹ nên đi chung với bé để quan sát và xử lý kịp thời những tình huống có thể xảy ra. Cha mẹ phân tích cho bé hiểu sự nguy hiểm của việc leo trèo, chạy nhảy ở những nơi nguy hiểm như chơi ở ngoài đường, gần cột điện, công trường đang thi công… Nếu bé muốn chơi thì có thể đến công viên hoặc địa điểm dành riêng cho mình vì ở đó được trang bị an toàn hơn.

Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ đi học bơi từ sớm và hướng dẫn bé chơi an toàn với nước như thế nào. Đồng thời, khi cho trẻ tắm, ba mẹ nên giám sát liên tục để bảo vệ bé khỏi các sự cố bất ngờ có thể xảy ra.Bảo vệ sức khỏe

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ mùa lạnh

Trẻ sơ sinh do cơ thể còn yếu nên dễ có nguy cơ mắc bệnh rất cao trong thời tiết lạnh. Các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý trong chăm sóc, phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bé cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh.

1. Những bệnh trẻ sơ sinh thường gặp khi trời lạnh

Do trẻ sơ sinh còn yếu và cơ thể chưa có khả năng ổn định, điều chỉnh thân nhiệt nên khi thời tiết trở lạnh trẻ rất dễ nhiễm lạnh và mắc các bệnh như:

  • Đội mũ cho bé sơ sinh, đeo bao tay, chân, mặc quần áo ấm đầy đủ cho bé, đặc biệt lưu ý giữ ấm vùng đầu vì dễ mất nhiệt. Tuy nhiên, cần đảm bảo quần áo của bé được làm từ chất liệu quần áo thoáng khí, thấm hút tốt.
  • Không để bé nằm nơi có gió lùa, phòng phải thoáng khí.
  • Nếu trời quá lạnh, mẹ có thể giúp bé giữ nhiệt bằng phương pháp truyền thân nhiệt, tiếp xúc da trực tiếp giữa mẹ và bé để thân nhiệt của mẹ truyền sang cho bé.
  • Tắm cho bé bằng nước ấm, chuẩn bị khăn lau, vật dụng đầy đủ để không làm tốn nhiều thời gian khi tắm. Chú ý không tắm lâu cho bé, khi tắm cần lưu ý các vùng như cổ, nách, háng, cơ quan sinh dục. Sau khi tắm xong nhanh chóng lau khô, ủ ấm cho bé.

♦ Cho bé bú sữa mẹ

2. Cho trẻ nhỏ vui chơi lành mạnh

Với trẻ nhỏ, bạn có thể cho trẻ vui chơi, cảm nhận không khí Tết cùng gia đình nhưng cũng không nên để “người lớn sao, trẻ nhỏ vậy”. Ví dụ như việc cho bé ngồi xem tivi cả ngày, đưa con đi hái lộc lúc giao thừa trong khi trời đêm rất lạnh và mưa phùn, đưa con đi chụp hình ở các vườn hoa…

Tất cả những việc này đều dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh, nhiễm bệnh hoặc dị ứng phấn hoa. Vì vậy ba mẹ cần chú ý tránh, nếu đưa con đi chụp hình ở vườn hoa thì nhớ cho bé đeo khẩu trang để tránh hít phải phấn hoa mẹ nhé.

3. Mách nhỏ cho gia đình trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ ngày Tết

  • Trong tủ lạnh nên có hộp nhựa bảo quản thức ăn dành riêng cho bé trong độ tuổi ăn dặm vừa để bảo đảm vệ sinh, vừa có nhiệm vụ… “nhắc nhở” tích cực với mẹ.
  • Sức khỏe trẻ con là rất quan trọng, vì thế mẹ nên tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc ăn uống, nghỉ ngơi cho trẻ, đừng có nhiều “ngoại lệ” mẹ nhé!
  • Luôn để mắt đến khẩu phần ăn của trẻ. Cả gia đình nên nghĩ ra nhiều trò chơi vận động vui nhộn và rủ bé chơi chung để giúp bé vận động, tiêu hao năng lượng.
  • Dự trữ sẵn một số thuốc, dụng cụ y tế quan trọng như: thuốc hạ sốt, viên bù nước để kịp thời xử lý những trường hợp bé bị cảm sốt, tiêu chảy.
  • Cẩn trọng với các loại hạt ngày Tết như hạt dưa, hướng dương, hạt dẻ, hạt mắc ca vì trẻ có thể nuốt phải và bị hóc, tắc đường thở rất nguy hiểm

Bảo vệ sức khỏe của trẻ lúc nào cũng cần thiết, ngày Tết, ngày thường, ngày nóng hay ngày lạnh mẹ cũng không nên lơ là. Bởi trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu, nếu không được bảo vệ tốt con rất dễ bị nhiễm bệnh, từ đó ảnh hưởng đến sức ăn, sức lớn và việc học tập của con.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x