Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/04/2014

Ăn cá khi đang cho con bú và những điều cần lưu ý (Phần 2)

Ăn cá khi đang cho con bú và những điều cần lưu ý (Phần 2)
Một số loại cá có thể chứa chất độc như thủy ngân. Với hàm lượng cao, chất này có hại cho sự phát triển trí não và hệ thống thần kinh của bé.

Tại sao không nên ngừng ăn cá?

Cá là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà chúng ta không nên bỏ qua, và hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng lợi ích của việc ăn cá thường vượt trội hơn so với các nguy cơ tiềm ẩn. Thuỷ ngân hàm lượng thấp không gây hại gì cho sức khoẻ của bạn. Nếu phụ nữ đang cho con bú dừng hẳn việc ăn cá thì em bé có thể bỏ mất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc cho bé nạp đủ lượng Omega-3 khi còn trong bụng mẹ và lúc sơ sinh sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tầm nhìn và khả năng nhận biết của bé sau này.

Loại cá nào có chứa làm hượng thuỷ ngân cao nhất?

4 loại cá mà phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ không nên ăn do hàm lượng thủy ngân cao là: cá mập, cá kiếm, cá thu vua và cá lớp. Bên cạnh đó, chị em cũng nên tránh các loại cá tươi hoặc đông lạnh sau: cá ngừ, cá vược, cá chỉ vàng, cá maclin.

Thế còn cá ngừ đóng hộp thì sao?

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không nên ăn hơn 340g cá ngừ đóng hộp một tuần và không vượt quá 170g cá ngừ vằn đóng hộp một tuần. Đó là vì cá ngừ vằn là một loại cá bự và chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn.

Mặc dù cá ngừ không phải là nguồn cung cấp Omega-3 tốt nhất nhưng loại cá này cũng chứa một vài dưỡng chất có giá trị. Vì thế chúng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn của bạn.

cho con bu 5
Dầu cá có thể là nguồn bổ sung omega-3 cho bạn và bé

Các nguồn bổ sung omega-3 khác ngoài cá?

Nhiều loại thực phẩm như trứng, sữa tươi, sữa đậu nành, nước ép trái cây, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc, và bơ đều chứa omega-3.

Thế còn viên uống bổ sung Omega-3 thì sao?

Để đảm bảo nhu cầu cơ bản của bạn, đặc biệt khi bạn không ăn cá, bạn có thể chọn uống bổ sung Omega-3. Cách bổ sung này cung cấp EPA và DHA cũng như đảm bảo không chứa thuỷ ngân. Bạn cũng có thể yên tâm sử dụng các loại dầu cá vì chúng không chứa thủy ngân. Bên cạnh đó, các viên uống bổ sung Omega-3 được chiết xuất từ tảo nhiều hơn là cá, vì thế chúng không có vị cá và phù hợp với người ăn kiêng.

Bạn cần hỏi bác sĩ về các loại viên uống bổ sung có sẵn trên thị trường và hàm lượng phù hợp với bạn, dựa trên nhu cầu cụ thể cũng như những loại dưỡng chất bổ sung khác mà bạn đang uống.

Lưu ý nếu bạn đang dùng dầu gan cá tuyết như là nguồn bổ sung omega-3, bạn nên kiểm tra nhãn để chắc rằng không dùng quá liều vitamin A được khuyến nghị vì vitamin A có thể có hại nếu dùng liều cao.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x