Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/10/2020

7 ngày giúp bé ngủ ngon

7 ngày giúp bé ngủ ngon
Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe của bé. Bé được ngủ đủ giấc sẽ có một tinh thần khỏe mạnh và ít quấy khóc, đòi mẹ

7 ngày giúp bé ngủ ngon

Ngày 1: Tạo thói quen hằng ngày cho bé

Nhiều bé ngủ ngày và đêm lẫn lộn, ngủ trưa trong thời gian dài vào buổi chiều và thức dậy chơi lúc phải đi ngủ. Nhưng hôm nay, bạn sẽ điều chỉnh điều đó.

Trước tiên, bạn cần tập thói quen đánh thức bé dậy sớm cùng một lúc mỗi ngày. Để nôi bé gần cửa sổ và kéo màn chắn lên. Ánh sáng tự nhiên giúp trẻ tổ chức các nhịp sinh học của bé. Việc để cho trẻ ngủ trưa với những màn chắn được kéo lên trên cũng đẩy mạnh quá trình này. Nếu bé thức dậy từ một giấc ngủ trưa vào ban ngày, bé hiểu đó là thời gian để thức dậy. Nếu bé thức giấc vào ban đêm trong bóng tối, bé sẽ học cách tiếp tục ngủ”.

7 ngày giúp bé ngủ ngon (phần 1)
Tập cho bé ngủ từ từ là cách tốt nhất để bé có thể tự ngủ.

Tiếp đó, bạn cần tập cho trẻ bắt đầu những thói quen nhẹ vào ban đêm, chẳng hạn như buổi tối, bạn nên thay đồ ngủ cho bé, đặt bé vào nôi, mở đèn ngủ. Trước khi đặt bé vào nôi, bạn có thể đọc một câu chuyện hoặc hát một bài hát, giúp cơ và hệ thống cảm giác của bé dịu lại.

Ngày 2: Tập luyện giúp bé ngủ ngon hơn

Hôm nay, bạn sẽ dựa trên những thói quen phù hợp mà bạn đã bắt đầu cho bé từ hôm qua để giúp bé ngủ ngon hơn. Nếu trẻ vẫn còn đòi bú đêm, điều đó có thể là một thời gian tốt để nhấn mạnh sự khác nhau giữa ngày đêm. Bạn hãy vẫn cho bé ăn nhưng với ánh sáng dịu. Bạn có thể làm mọi thứ nhưng tránh kích thích bé. Cho bé ăn vào ban ngày, bạn có thể hát, chọc ghẹo bé. Vì vậy bé bắt đầu nhận thấy sự khác biệt.

Tiếp tục chú ý cẩn thận với những gì giúp xoa dịu bé vào buổi tối. Tắm có thể làm bé cảm thấy êm dịu và tiếp thêm sinh lực. Bạn cũng nên thêm vào một chút âm thanh. Tiếng o o của máy quạt hay máy điều hòa hoặc đài phát thanh có thể thiết lập các hoạt động tĩnh cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể giảm âm thanh ngay từ khi bé bắt đầu đi vào giấc ngủ.

Ngày 3: Bé bắt đầu khóc

Bạn phải tự rèn luyện mình: Tối nay bạn sẽ đặt bé vào trong nôi, khi bé vẫn còn thức. Nếu bé ngủ thiếp đi trên ngực bạn trong khi đang bú thì bây giờ bạn hãy đánh thức bé, cho bé biết rằng bé vẫn còn thức khi được đặt vào nôi. Dĩ nhiên bé sẽ khóc nhiều hay ít ngay sau đó. Nhưng cứ yên tâm, sau khi khóc lả bé sẽ ngủ.

Bạn cũng không nên lo lắng về việc để cho bé khóc. Đối với trẻ 5 hoặc 6 tháng tuổi, bé khó chịu hơn bởi vì bạn đã thay đổi quy định của bé. Trong khi đó, bé 3 tháng tuổi chỉ biết các thói quen mà bạn tạo ra. Và trẻ dưới 5 tháng thường khóc kéo dài 15 hoặc 20 phút. Nếu có chuyện gì xảy ra, bạn nên ghé mắt đến bé thường xuyên và luôn có mặt khi bé ọ ọe. Nhưng chỉ là lén kiểm tra bé: không bật đèn, không bế bé ra khỏi nôi, không cho bé ngậm núm vú giả.

Ngày 4: Cứng rắn để giúp bé ngủ ngon hơn

Đêm qua thật dài. Hy vọng tối nay sẽ cải thiện hơn. Bé sẽ sớm nhận ra rằng khóc cũng không mang lại kết quả gì. Khi bé chống cự, bạn lại kéo dài thời gian tác động ra mỗi 10 phút. Nếu chuyện gì xảy ra đi nữa, đừng chịu thua. Nếu bạn không quyết tâm, bé sẽ được nước và ngày mai bé sẽ khóc nhiều hơn”.

Ngày 5: Bé ổn định

Mỗi bé chỉ mất khoảng 3 đến 5 ngày để làm quen với phương pháp này, nên đêm nay sẽ là một đêm tuyệt vời. Nếu bé vẫn chưa chịu quen, kéo dài thời gian của bạn ra 15 phút. Một số em bé cần sự đảm bảo là bạn phải ghé mắt đến bé thường xuyên, nhưng số khác thích được chọc ghẹo một lúc. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang thúc đẩy phản ứng của bé mỗi khi bạn đi và bạn có thể tránh xa bé thì bạn nên làm vậy. Chỉ cần nhìn bé qua khe cửa.

Vấn đề khác thường xuyên xảy ra là việc cho bé bú đêm. Hầu hết trẻ đều được cho bú đêm, vì thế bạn không thể dứt cữ của bé ngay được mà phải từ từ: Ôm nhưng không hát cho bé nghe, không để ánh sáng vào, ngay cả trong thời gian thay tã và đặt bé vào nôi ngay.

7 ngày giúp bé ngủ ngon
Bé tự ngủ và ngủ ngon giấc là mong muốn của hầu hết các bà mẹ.

Ngày 6: Bé ngủ thẳng giấc

Nghe hạnh phúc thật! Nhưng bạn nên ghé qua phòng bé thường xuyên để kiểm tra bé.

Ngày 7: Bạn có thể ngủ ngon lành

Hãy khen ngợi chính mình. Bạn đã không chỉ lấy lại giấc ngủ cho bạn mà còn cho bé một món quà quan trọng: Thói quen ngủ tốt cũng quan trọng như vệ sinh sạch sẽ làm bé vui. Dù bé ngủ ngon thì vẫn có vấn đề xảy ra sau này, bạn nên áp dụng cách này bất cứ khi nào cần tới. Bé sẽ phản ứng lại nhưng ít khó khăn hơn ở lần thứ hai vì bé đã nắm rõ nguyên tắc.

6 lời khuyên khi bé ngủ cùng bố mẹ

Giúp bé ngủ ngon khi ngủ cùng bố mẹ

1. Nệm phải cứng

Loại nệm mềm, dễ lún không thích hợp với trẻ nhỏ vì bé có thể bị ngạt thở hoặc quá nóng. Nếu một cạnh giường, đầu giường kê gần tường, bạn phải đảm bảo kê khít và không để khoảng hở giữa tường và giường vì bé có thể bị lọt xuống khe hở này và gặp nguy hiểm. Nguyên tắc an toàn này được đặc biệt khuyến nghị cho trẻ dưới 10 tháng tuổi.

2. Hạn chế để quá nhiều vật dụng trên giường

Đừng dùng những tấm chăn dày khi bé dưới 1 tuổi. Bạn chỉ nên đắp cho bé một lớp đắp mỏng để tránh bé bị quá nóng hay ngạt thở. Nguy cơ cao nhất là khi bé dưới 3 tháng tuổi. Khi đắp chăn cho bé, bạn cần đảm bảo chăn không che mặt và đầu bé.

3. Không bao giờ ngủ trên sofa

Bé có thể bị kẹt ở phần khe giữa nệm ngồi và lưng ghế. Bạn cũng đừng cho bé ngủ chung trên nệm nước vì nệm quá mềm có thể khiến mặt và mũi bé bị kẹt khi nằm nghiêng hay vô tình lật sấp.

4. Đừng để bé quá nóng

Hãy mặc cho bé đồ mỏng và mát khi ngủ vì khi tiếp xúc với bạn, thân nhiệt của bé sẽ tăng lên. Nguyên tắc chung là: nếu bạn cảm thấy thoải mái thì bé cũng vậy.

5. Không để bé ngủ chung với anh chị lớn

Nhìn chung, trẻ em không dễ tỉnh giấc như người lớn nhưng trong lúc ngủ, bé có thể lăn lộn, cử động chân tay và làm em của mình bị thương. Nếu muốn tất cả các anh chị em và bé nằm chung trên một chiếc giường, tốt nhất là bạn nằm giữa bé và các anh chị của mình.

6. Không để bé một mình trên giường

Bé có thể dễ dàng rơi ra khỏi giường. Bạn cũng không nên để bé nằm gối hoặc đặt gối hai bên bé. Điều này có thể khiến bé bị ngạt thở. Khi ra khỏi phòng, hãy đặt bé vào nôi.

Nếu bạn chọn cách để con ngủ chung giường, hãy lưu ý một số điều dưới đây:

  • Chuẩn bị một chiếc giường cỡ lớn, bạn và bé sẽ có đủ không gian để ngủ thoải mái.
  • Để bé vào một chiếc nôi nhỏ đính vào giường của bạn.
  • Sắp xếp sao nôi bé và giường bạn ở cùng một độ cao.

4 thói quen giúp bé ngủ ngon tròn giấc, hạn chế bệnh vặt

1. Uống thêm 1 ly sữa trước khi ngủ

Vậy bé có bị sâu răng không? Đương nhiên là mẹ cho bé uống sữa trước khi ngủ 15-20 phút và nhắc bé đánh răng. Uống thêm sữa buổi đêm không chỉ giúp trẻ tiết ra hormone tăng trưởng nhiều hơn mà còn giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Hẳn mẹ đã biết hệ xương của bé phát triển nhanh nhất vào nửa đêm về sáng, vì vậy uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ cho phép trẻ hấp thụ canxi tốt hơn và tăng cường sự phát triển xương của trẻ.

2. Rửa chân bằng nước ấm

Thói quen này mẹ có thể tập cho bé từ thời điểm còn trong năm, rửa chân bằng nước ấm và lau khô trước khi lên giường. Cách này sẽ giúp bé giảm mệt mỏi và thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch. Mẹ ngâm chân cùng con cũng có tác dụng tương tự.

3. Kể chuyện bé nghe

Hẳn là chuyện nhỏ đúng không mẹ? Kho tàng sách cho bé có thể tìm mua thêm bất kỳ lúc nào nên mẹ cứ vô tư kể thật nhiều câu chuyện thú vị để giúp bé ngủ ngon hơn. Đây cách là cách khuyến khích trẻ ham thích đọc sách và kết nối sợi dây tình cảm giữa hai mẹ con.

giúp bé ngủ ngon 1
Đừng quên trò chuyện và ôm hôn bé trước khi ngủ

4. Đừng quên trò chuyện với bé

Không nhiều nhưng chỉ cần dành cho bé 10-15 phút mỗi ngày trước khi bé ngủ để ôm, hôn và lắng nghe con là đủ giúp bé hiểu cha mẹ luôn yêu và ở bên con. Cảm nhận được tình cảm của bố mẹ sẽ giúp tinh thần của bé thoải mái hơn và từ đó lớn nhanh hơn.

Dầu cá giúp bé ngủ ngon hơn

Trường Đại học Oxford đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và việc bổ sung omega 3. Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 4 tháng trên 352 trẻ từ 7-9 tuổi có vấn đề với giấc ngủ và môn tập đọc ở trường.

Thống kê từ cha mẹ các em cho thấy 4/10 trẻ gặp khó khăn trong việc ngủ đủ giấc. 43 trẻ thường xuyên mất ngủ nhất được chọn ra để theo dõi sát sao trong suốt 5 đêm.

Kết quả cho thấy những trẻ uống bổ sung omega 3 hàng ngày ngủ thêm được 58 phút và ít thức dậy giữa đêm so với trẻ khác đến 7 lần. Một bước phân tích axit béo trong máu cũng cho thấy mức omega 3 thấp dẫn đến khả năng tập trung kém hơn khi trẻ theo học ở trường.

Cơ thể người vốn không tự sản xuất được omega 3, chất có nhiều trong dầu cá. Dầu cá cũng chứa DHA giúp liên kết tế bào thần kinh, duy trì hormone melatonin bảo đảm giấc ngủ ngon, tức là không trằn trọc và ngủ đủ giấc. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển trí não giúp học tập và duy trì thói quen tốt.

Vì vậy, trẻ em và người lớn được khuyên ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần, trong đó bao gồm cá có nhiều dầu như cá hồi. Tuy nhiên, theo thống kê, chỉ 1/10 trẻ trong độ tuổi đi học có ăn cá với khẩu phần trung bình 1 lần/tuần.

Bạn nhớ bổ sung dầu cá hàng ngày cho bé, hàng tuần cố gắng cho bé ăn cá có lượng dầu cao để cung cấp đủ omega 3 và DHA nhé.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý việc sử dụng dầu cá đúng liều lượng là vô cùng quan trọng. Nếu bạn cho bé uống lượng dầu cá nhiều hơn so với quy định sẽ khiến bé buồn nôn, tiêu chảy, chảy máu cam, ợ nóng; nặng hơn nữa sẽ dẫn tới chóng mặt và tụt huyết áp… Liều lượng tiêu chuẩn dùng cho bé từ 1-3 tuổi tối đa là 200mg/ngày, trẻ từ 4-8 tuổi có thể dùng gấp đôi lượng này.

NAPHASINTHU

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x