Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Ngọc
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/08/2017

4 sự thật bất ngờ về làn da nhạy cảm của bé sơ sinh

4 sự thật bất ngờ về làn da nhạy cảm của bé sơ sinh
Người Việt Nam vẫn hay nói “Làn da mịn màng như da bé sơ sinh”. Nhưng bạn có biết nếu mẹ chăm sóc không kỹ lưỡng, làn da mỏng manh nhạy cảm của bé yêu có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề: Hăm tã, mụn sơ sinh, chứng eczema…

Bé sơ sinh là “Thiên thần quyền năng”. Dường như không ai cưỡng lại được việc nựng nịu gương mặt xinh xắn, rúc mũi hôn từng centimet từ đầu đến chân làn da mượt êm như nhung của bé. Làn da hoàn hảo của trẻ sơ sinh mang lại cảm giác tươi mới, êm ái và dễ chịu khi chạm vào.

Tuy nhiên, dù bạn mê mẩn được sờ vào da bé tới đâu cũng nên nhớ: da bé mong manh, rất cần sự bảo vệ đặc biệt vì da của bé yêu thường đối mặt với nhiều vấn đề: Hăm tả, mụn sơ sinh, chứng eczema…

Cùng MarryBaby tìm hiểu 4 sự thật về làn da bé sơ sinh nhé.

1. Da bé sơ sinh không hoàn hảo như mẹ tưởng

Trong khi nhiều bộ phận cơ thể phát triển sớm trong thời kỳ mang thai, làn da của bé sơ sinh mất gần 9 tháng mới hình thành, và hoàn thiện trong tam cá nguyệt cuối. Không giống như chúng ta thường nghĩ, 1/5 bé từ khi ra đời đến tháng thứ năm bị tình trạng mụn sơ sinh. Nguyên nhân là do hooc-mon của mẹ trên cơ thể con sau khi sinh ra. Mụn sữa ở bé sơ sinh không cần chăm sóc đặc biệt. Mẹ chỉ cần giữ cho da bé sạch và khô, tránh làm vỡ các mụn nước dễ đến sẹo. Cũng không nên dùng kem điều trị, hoặc kem dưỡng da.

Chăm sóc da bé sơ sinh

Trong hơn 9 tháng nằm trong bụng mẹ, cơ thể bé bao bọc trong nước ối. Thiên nhiên nhiệm mầu phủ lớp bao bọc màu trắng lên khắp cơ thể bé, giúp bảo vệ bé khỏi môi trường nước. Lớp này có tên gọi là vernix, màu trắng đục.

Khi bé ra đời, chất vernix tiếp xúc lớp không khí bên ngoài sẽ khô và dần bong đi mất. Tình trạng này kéo dài trong 1-2 tuần. Lúc này khi bế con, bạn sẽ thấy cơ thể bé có mảng trắng như mốc.

2. Da bé sơ sinh mỏng manh và dễ tổn thương

Làn da bé sơ sinh mỏng hơn da người lớn đến 30%. Mẹ có thể thấy cả mạch máu dưới da trẻ. Da mỏng, cấu trúc da chưa ổn định nên con dễ bị tổn thương, nhiễm trùng da và dị ứng.

90% bệnh lý về da ở bé sơ sinh do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Bố mẹ nên lưu ý vấn đề vệ sinh da cho con, chọn cho con trang phục thoáng mát với chất liệu mềm mại với da bé.

Làn da bé sơ sinhOk

3. Da bé sơ sinh rất dễ cháy nắng

Da bé rất nhạy cảm và dễ xảy ra trạng cháy nắng dù mẹ cố gắng che chắn thế nào. Làn da của con nổi lên vết sưng đỏ, bỏng rát sau vài giờ bé được đưa ra ngoài nắng. Mẹ nên tránh nắng tối đa cho bé sơ sinh, cho bé mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành, nằm trong nôi có mái che… Tốt nhất, không cho bé sơ sinh ra nắng trong khoảng 10h đến 16h để tránh tia cực tím.

4. Không cần tắm rửa cho bé sơ sinh quá nhiều

Chúng ta bị ám ảnh bởi việc giữ gìn cho bé yêu sạch sẽ. Đôi khi, chúng ta vô tình làm tổn hại làn da bé sơ sinh khi cố tắm rửa cho con hàng ngày.

Với bé sơ sinh, mẹ không cho bé tắm ngâm trong bồn cho tới khi cuốn rốn rơi, hoặc bao quy đầu cho bé trai khi chưa lành. Mẹ và người chăm sóc bé chỉ dùng khăn ướt chuyên dùng cho bé sơ sinh lau nhẹ và rửa bộ phận sinh dục cho con.

Sản phẩm cho làn da bé sơ sinh

Một số lưu ý khi tắm bé sơ sinh

  • Khi cho con tắm bồn phải túc trực sát bên con, canh nhiệt độ nước, tránh để bé phỏng vì nước quá nóng.
  • Nên tắm cho bé 2 lần/tuần, không cần nhiều. Cho đến khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc và biết bò, số lần tắm gia tăng hơn vì bé dễ dây bẩn hơn trước.
  • Xà phòng có thể gây kích ứng cho làn da bé sơ sinh, nên thay bằng mỹ phẩm chuyên dụng dịu nhẹ cho làn da con.
  • Với bé mới sinh, mẹ có thể dùng nước lá trà, thảo mộc tắm cho con.
  • Vùng thân dưới của bé sơ sinh vì rất nhạy cảm, nên mẹ cần chọn loại khăn ướt được làm từ bột giấy, không chất kích ứng, giúp lau sạch và cân bằng pH cho phần da nhạy cảm này sau mỗi lần bé đi tiêu tiểu.

Da bé sơ sinh mỏng manh như vậy, nên khi chọn tã, mẹ chú chọn loại tã được thiết kế chuyên dụng cho da nhạy cảm của bé sơ sinh, giúp con tránh được những khó chịu làn da non nớt của bé.

Tã cho da bé sơ sinh

Hiện nay trên thị trường, tã dán sơ sinh Huggies Mới là sản phẩm được nhiều ông bố bà mẹ tin dùng bởi những đặc tính như siêu mềm mại, thoáng khí từ trong ra ngoài, khả năng thấm hút vượt trội giúp bề mặt khô thoáng hơn gấp 10 lần tã vải truyền thống. Tã dán sơ sinh Huggies là sản phẩm giúp mẹ hoàn toàn yên tâm khi chăm sóc bé sơ sinh.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ chăm sóc cho bé yêu nhé!

Nếu mẹ đang mang thai 25 tuần hoặc có con dưới 3 tháng tuổi, mẹ hãy tham gia chương trình HUGGIES ĐÓN BÉ YÊU CHÀO ĐỜI để nhận nhiều lời khuyên của chuyên gia cùng nhiều quà tặng chăm sóc cho cục cưng của mẹ từ tã dán sơ sinh Huggies nữa nhé. Chi tiết về chương trình: https://goo.gl/oJfotr

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x