Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/06/2014

11 cách vỗ về khi bé khóc

11 cách vỗ về khi bé khóc
Một trong những khoảnh khắc kém đáng yêu nhất thiên thần nhỏ chính là thời điểm bé khóc nhè. Làm sao để bạn làm dịu những cơn dỗi hờn này một cách đơn giản nhất? Dưới đây là 11 mẹo dỗ bé khóc rất dễ áp dụng dành cho mẹ.
Vỗ về khi bé khóc
Có hàng chục lý do để bé khóc như đói bụng, tã đang bị bẩn hay đầy hơi…

Dùng khăn quấn chặt

Đối với người lớn, bị quấn chặt trong chăn hẳn sẽ rất khó chịu vì cảm giác bó buộc khiến cả người thẳng đơ. Tuy nhiên cách này lại giúp đứa trẻ đang gào khóc om sòm cảm thấy dễ chịu, quen thuộc và được bảo bọc như khi còn nằm trong bụng mẹ. Các bậc cha mẹ thường thắc mắc là cần phải quấn chặt trẻ đến mức nào. Câu trả lời khá đơn giản: Bạn chỉ cần quấn chặt vừa đủ để trẻ không luồn được tay ra ngoài, nhưng hai chân vẫn có thể quẫy đạp thoải mái.

Thay đổi tư thế

Nếu trẻ đang khóc ngằn ngặt vì đau bụng và bạn đã thử đặt trẻ nằm ngửa trong nôi nhưng vẫn không có tác dụng gì, thử đổi tư thế khác nhé. Ẵm trẻ nằm sấp, một bàn tay đặt dưới bụng trẻ, cánh tay kia đỡ lấy đầu giúp trẻ dịu bớt cơn đau. Lực ép từ bàn tay bạn sẽ giải phóng lượng hơi đầy trong bụng khiến trẻ đỡ khó chịu.

Một chút tiếng ồn

Nhiều trẻ thích nghe những âm thanh như mở quạt lên, tiếng máy giặt chạy, máy hút bụi hoặc radio đang ở chế độ đang dò đài. Nhớ chỉnh độ lớn của âm thanh ở mức thấp thôi bạn nhé. Những âm thanh này làm cho trẻ quay lại cảm giác đang còn nằm trong bụng mẹ.

Cho ngậm ti giả

Trẻ sơ sinh có bản năng bú mút rất mạnh, bạn có thể thử cho trẻ tự vỗ về khi ngậm chiếc ti giả. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định ti giả có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng trẻ đột tử trong khi ngủ.

Dỗ dành bằng lời nói

Nói trực tiếp vào tai trẻ cũng thường có tác dụng. Đứa trẻ đang quấy khóc sẽ dịu xuống khi tập trung lắng nghe tiếng nói của bạn. Bạn có thể nói với trẻ bằng một giọng nhỏ nhẹ, nhẫn nại nhưng không kém phần kiên quyết. Bảo đảm bạn nói đủ to để trẻ đang gào khóc vẫn nghe thấy tiếng bạn.

Đưa trẻ đi dạo

Được đung đưa, rung lắc sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn. Đặt trẻ trong nôi đưa, ghế rung hoặc ngồi xe đẩy vài vòng là ý kiến hay. Hoặc bạn có thể bế bé trên tay và nhẹ nhàng đung đưa.

Xoa bóp cho trẻ

Nhiều trẻ thích những xúc chạm trực tiếp. Bạn nên thử dỗ dành bằng cách xoa bóp cho trẻ dễ chịu hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ được xoa bóp thường ít khóc và ngủ ngon hơn. Cởi hết quần áo trẻ, chậm rãi vuốt mạnh dọc hai chân, cánh tay, phần lưng, ngực và mặt giúp trẻ lẫn bạn có được những phút giây thư giãn tuyệt vời.

Địu trẻ bên người

Trong nền văn hoá ở một số nước, trẻ nhỏ được mẹ địu gần như suốt ngày trên vai hoặc trước ngực. Khi địu trẻ, cánh tay mỏi nhừ của bạn sẽ được nghỉ ngơi, thậm chí bạn còn rảnh tay để làm vài việc vặt. Trẻ được rúc vào lòng, ôm ấp mẹ sẽ dễ dàng ngủ theo nhịp ru đung đưa.

Cho trẻ ợ hơi

Khi khóc to, trẻ thường bị đầy hơi do nuốt nhiều không khí, càng khó chịu trẻ lại càng khóc nhiều hơn. Mẹ hãy thử cho trẻ áp đầu vào vai bạn rồi dùng các ngón tay vỗ và xoa nhẹ lưng trẻ để giúp trẻ ợ hơi. Bạn cũng có thể đặt trẻ nằm sấp trên đùi hoặc cho trẻ ngồi trong khi tay bạn đỡ phần cổ và ngực.

>> Xem thêm: Để bé không còn bị đầy hơi

Nghỉ xả hơi

Đêm nào cũng phải dỗ một em bé quấy khóc quả là “cực hình” khiến bạn cảm thấy quá tải. Khi kiệt sức, tốt nhất bạn nên nhờ vợ / chồng hay người thân trong gia đình trông con hộ để bạn nghỉ ngơi. Nếu không có ai để nhờ vả, sẽ không sao khi cứ để trẻ khóc một lúc trong cũi để bạn tranh thủ thở lấy vài hơi và trấn tĩnh tinh thần.

Đi gặp bác sĩ

Thường thì không có lý do đặc biệt nào cho sự quấy khóc cả, chỉ là một số trẻ thường khóc nhiều hơn những trẻ khác mà thôi. Nếu quá lo lắng, bạn có thể nhờ bác sĩ kiểm tra xem bé có đang đau ở đâu không.

Nếu tình trạng quấy khóc diễn ra thường xuyên, bạn cũng đừng quá buồn bực, nhớ rằng bạn đã làm tất cả những điều có thể. Đây không phải lỗi của bạn và tình trạng này không thể kéo dài mãi mãi được.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x