Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/07/2015

Tuyệt chiêu vắt sữa mẹ bằng tay: Đơn giản đến không ngờ!

Tuyệt chiêu vắt sữa mẹ bằng tay: Đơn giản đến không ngờ!
Bận đi làm không thể có mặt 24/7 bên con nhưng vẫn muốn con hưởng những lợi ích từ nguồn sữa mẹ? Đơn giản thôi mẹ ơi. Với bí kíp vắt sữa mẹ bằng tay dưới đây, bạn không cần có mặt những vẫn lo cho con chu toàn

Không chỉ giúp bé được hưởng những lợi ích từ sữa mẹ, thường xuyên vắt sữa mẹ cũng là cách giúp mẹ hạn chế tình trạng căng sữa và tắc tia sữa khó chịu. Hiện nay, nhờ sự ra đời của hàng loạt các loại máy hút sữa, vắt sữa không còn là một việc quá khó khăn với mẹ. Tuy nhiên, với những mẹ vẫn thích phương pháp thủ công, truyền thống, MarryBaby mách mẹ cách vắt sữa mẹ bằng tay cực đơn giản.

1/ Sẵn sàng “đồ nghề”

– Chuẩn bị sẵn bình sữa đã được rửa sạch, và tiệt trùng sơ qua bằng nước sôi. Sau khi rửa, mẹ có thể lấy khăn lau để thấm bớt lượng nước dư thừa hoặc để ráo tự nhiên.

– Túi đựng sữa chuyên dụng. Mẹ có thể dễ dàng tìm mua ở những cửa hàng chuyên bán đồ dùng mẹ và bé.

– Dùng khăn mềm, thấm nước ấm lau qua bầu vú trước khi vắt sữa. Mẹ có thể massage nhẹ nhàng hai bên để dễ vắt hơn.

Vắt sữa mẹ bằng tay
Bình sữa nên được vệ sinh sách sẽ, và tiệt trùng bằng nước sôi

2/ Cách vắt sữa mẹ bằng tay

– Chọn cho mình một tư thế thoải mái, ngồi hoặc đứng tùy mẹ, và để bình sữa gần với ngực.

– Dùng một tay nâng bầu vú, sao cho ngón trỏ đặt dưới bầu vú, gần quầng vú. Còn ngón cái nằm trên bầu vú, đối diện ngón trỏ. Điều chỉnh vị trí tay sao cho phù hợp. Với những mẹ có quầng vú rộng, bạn có thể để tay lùi vào trong quầng vú một chút. Ngược lại, nếu mẹ có quầng vú rộng, các ngón tay có thể đặt ở bên ngoài.

– Ấn nhẹ các ngón tay vào bầu ngực, giữ nguyên lực, tiếp tục dùng ngón trỏ và ngón cái ép xuôi quầng vú về phía trước, đẩy sữa ra khỏi các túi sữa, và tràn ra đầu vú.

– Nới lỏng lực ở tay, sau đó tiếp tục làm lại thao tác trên một lần nữa. Chuyển sang bên ngực còn lại khi thấy dòng sữa có xu hướng chảy chậm lại. Thông thường, thời gian tối thiểu cho một bên ngực khoảng từ 3-5 phút.

3/ Lưu ý khi vắt sữa

– Dùng tay ấn nhẹ bầu ngực khi vắt sữa. Tránh dùng lực bóp, hoặc dùng tay vuốt mạnh bầu ngực theo chiều dọc, vì có thể làm tổn thương các mô mỏng manh quanh ngực.

– Di chuyển các ngón tay xung quanh bầu vú trong khi vắt sữa để bảo đảm không có tuyến sữa nào bị “bỏ rơi.”

– Nên rửa tay, vệ sinh bầu vú sach sẽ trước khi vắt sữa.

– Sữa mẹ sau khi vắt và được trữ lạnh có thể lưu giữ từ 2-3 ngày.

– Nếu sữa được bảo quản trong tủ đông, trước khi cho bé uống, mẹ nên đặt bình sữa trong nước ấm để rã đông, và làm tăng nhiệt độ của sữa. Lắc đều sữa trước khi cho con uống để phân bố lại lượng chất béo có trong sữa. Sữa sau khi rã đông, nếu bé uống không hết, mẹ cũng không nên sử dụng lại.

– Không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa vì lò vi sóng có thể làm mất lớp kháng thể có trong sữa.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x