Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/04/2017

Rong kinh sau sinh và những điều mẹ cần biết

Rong kinh sau sinh và những điều mẹ cần biết
Rong kinh sau sinh là một vấn đề mà rất nhiều mẹ mắc phải. Kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày gây rất nhiều khó chịu cho cuộc sống của mẹ, đặc biệt là khi đang chăm sóc con nhỏ.

Thông thường, sau khi sinh và cho con bú từ 6 tháng trở đi, chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sẽ trở lại. Tuy nhiên, do quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú mẹ liên tục làm lượng hormone trong cơ thể thay đổi, chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể không còn giống như trước mà bị kéo dài, rút ngắn hoặc không có kinh đều đặn mỗi tháng. Rong kinh sau sinh là một trong số những biến đổi thường gặp. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng rong kinh và những lời khuyên khi gặp phải tình trạng này.

Vì sao mẹ bị rong kinh sau sinh?

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến rong kinh sau sinh:

  • Hormone là nguyên nhân chính: Sau khi mang thai và sinh con, sự cân bằng hormone nữ estrogen và progesterone bị thay đổi, nội mạc tử cung dày lên và khi chu kỳ kinh xảy ra, lớp nội mạc này mất nhiều thời gian để bong tróc, đào thải ra khỏi cơ thể gây nên tình trạng rong kinh.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ gây nên một số rối loạn nội tiết tố trong thời gian đầu khi dùng và dẫn đến rong kinh.
  • Tổn thương ở buồng trứng, tử cung: Rong kinh sau sinh mổ được xác định là do tổn thương buồng trứng, tử cung. Một số số bệnh như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nội mạc tử cung…Cũng làm xuất hiện tình trạng rong kinh, đây được gọi là rong kinh bệnh lý.

Nhận diện tình trạng rong kinh

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 21-35 ngày, số ngày hành kinh từ 3-5 ngày. Nếu kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, kinh nguyệt tưởng chừng đã chấm dứt nhưng lại quay trở lại sau 1,2 ngày thì đó là những dấu hiệu tiêu biểu của rong kinh.

Kèm theo đó là những biểu hiện như lượng kinh nguyệt có thể rất nhiều hoặc lắt nhắt liên tục trong nhiều ngày, có thể kéo dài đến trên 15 ngày.

Rong kinh sau sinh
Rong kinh có thể đi kèm với những biểu hiện khó chịu như đau bụng, căng tức bụng…

Trường hợp rong kinh sau sinh do bệnh lý thì ban đầu vẫn có màu sắc giống kinh nguyệt bình thường, không đông và sẫm màu. Sau có màu đỏ tươi, xuất hiện các cục máu đông kèm theo các triệu chứng đau bụng dưới, mệt mỏi, chóng mặt do mất máu nhiều.

Đối mặt với nguy cơ mất máu và viêm nhiễm

Mất máu là vấn đề lớn nhất ở những mẹ bị rong kinh sau sinh. Rong kinh liên tục trong nhiều ngày khiến mẹ thất thoát nhiều máu dẫn đến dễ bị hoa mắt, chóng mặt, trường hợp nặng có thể ngất xỉu.

Nhiễm trùng, nhiễm nấm cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Kinh nguyệt là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, bào tử nấm sinh sôi. Vì vậy, rong kinh tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.

Không chỉ vậy, bị rong kinh khiến mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mẹ đều bị ảnh hưởng, khiến tâm lý mẹ khó chịu, luôn trong tình trạng căng thẳng, dễ nổi nóng.

Đối phó với chứng rong kinh sau sinh

Trường hợp bị rong kinh sau sinh do rối loạn nội tiết tố thì bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian, không cần điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu tình trạng có tiến triển xấu, lượng máu ra ngày càng nhiều, cơ thể mệt mỏi, đau vùng âm đạo, mẹ cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định đúng nguyên nhân cũng như phương thức điều trị, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

Nhằm giúp cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái ổn định, cân bằng khi bị rong kinh sau sinh, mẹ cần tuân thủ theo một vài nguyên tắc cơ bản sau:

Vệ sinh vùng kín hàng ngày và đúng cách, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo

– Ngay khi nhận thấy lượng máu ra nhiều, nên thay quần lót hoặc băng vệ sinh để đảm bảo vùng âm đạo luôn luôn được khô thoáng

– Đặc biệt không được quan hệ vợ chồng khi bị rong kinh vì vi khuẩn và nấm có thể xâm nhập vào sâu bên trong vùng kín, hoặc âm đạo bị tổn thương.

– Tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt sau sinh như thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt, gan, cải bó xôi…Nhằm phòng tránh nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x