Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/12/2022

Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh

Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh
Phương pháp cho con bú vô kinh được xem là cách tránh thai sau sinh hiệu quả dành cho các mẹ vừa mới sinh con. Không những miễn phí, cho con bú vô kinh còn cực kỳ an toàn và hiệu quả nếu bạn áp dụng đúng cách.

Vậy biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh là gì, những ưu và khuyết điểm của phương pháp này thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

Cho con bú vô kinh là phương pháp gì?

Phương pháp vô kinh cho con bú ( Lactation Amenorrhea Method – LAM) là một phương pháp ngừa thai tự nhiên, ngắn hạn, trong đó người phụ nữ dựa vào việc cho con bú hoàn toàn sau khi sinh để tránh mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú bị nổi cục không đau – Nguyên nhân do đâu và khi nào thì nguy hiểm?

Ưu và nhược điểm của phương pháp vô kinh

1. Ưu điểm của phương pháp cho con bú vô kinh

  • Không có tác dụng phụ.
  • Ngay lập tức có hiệu quả.
  • Giảm tình trạng ra máu sau khi sinh.
  • Thuận tiện, đơn giản và không tốn kém.
  • Cho con bú tạo sợi dây gắn kết tình mẹ con.
  • Nuôi dưỡng bé với nguồn dinh dưỡng có sẵn.
  • Không yêu cầu sự cho phép hay giám sát y tế.
  • Tăng độ mặn nồng cho quan hệ vợ chồng sau sinh.
  • Cung cấp kháng thể cho em bé khỏi vi khuẩn gây hại.
  • Ngăn ngừa sự phát triển bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
  • Không ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone tự nhiên của phụ nữ.

2. Khuyết điểm khi cho con bú vô kinh

  • Chỉ có tác dụng vào 6 tháng đầu sau sinh.
  • Có thể làm “cô bé” trở nên thiếu ẩm ướt.
  • Không bảo vệ hai vợ chồng bạn khỏi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Cho con bú mẹ hoàn toàn, không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng nào khác cũng khá vất vả.

>> Bạn có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh

Cơ chế của phương pháp tránh thai LAM

bú vô kinh

Khi bạn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ; nghĩa là bạn cho con bú ít nhất 4 giờ một lần vào ban ngày và 6 giờ một lần vào ban đêm. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn sẽ ngừng rụng trứng một cách tự nhiên. Do đó, bạn sẽ không thể mang thai nếu đang cho con bú.

Tuy nhiên, cho bé bú sữa mẹ kèm sữa công thức hoặc ăn dặm thì biện pháp cho con bú dù vô kinh thì khả năng tránh thai sẽ không đạt hiệu quả. Điều này cũng không đạt hiệu quả khi bạn dùng máy hút sữa thay vì để cho em bé bú tự nhiên với bầu sữa mẹ.

Phương pháp tránh thai vô kinh cho con bú có hiệu quả ít nhất là 98%, so với các biện pháp tránh thai khác. Khi áp dụng LAM theo đúng nguyên tắc 100% thì bạn mới có thể đạt được hiệu quả tránh thai như trên.

Điều kiện áp dụng cho mẹ sau sinh

Khi bạn đã hiểu các cơ chế của phương pháp tránh thai vô kinh cho con bú thì cần biết các điều kiện khi áp dụng phương pháp này:

  • Chu kỳ kinh chưa quay lại.
  • Chỉ áp dụng vào 6 tháng đầu tiên sau sinh.
  • Cho con bú cả hai bên ngực ít nhất 6 lần/ngày.
  • Cho con bú ít nhất mỗi 4 giờ trong ngày, mỗi 6 giờ vào buổi đêm.
  • Không bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng nào khác cho bé ngoài sữa mẹ.
  • Chọn các biện pháp tránh thai an toàn khác sau khi bé được 6 tháng tuổi.

>> Bạn có thể xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Có thể mẹ đã bỏ qua những nguyên nhân này!

Các biện pháp tránh thai khác khi cho con bú

Khi bạn đã hiểu về biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh, thì cũng nên biết thêm 8 biện pháp tránh thai khác sau đây:

  • Tiêm thuốc ngừa thai
  • Sử dụng bao cao su nữ
  • Cấy que tránh thai sau sinh
  • Miếng dán tránh thai sau sinh
  • Đặt vòng tránh thai nội tiết tố (IUS)
  • Vòng tránh thai không chứa nội tiết tố (IUD)
  • Sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progestin
  • Dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung

Như vậy bạn đã hiểu hơn về phương pháp vô kinh cho con bú rồi phải không? Điều quan trọng là bạn cần áp dụng đúng nguyên tắc của phương pháp thì mới đạt được hiệu quả tránh thai cao.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Postpartum contraception: the lactational amenorrhea method

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9678098/

Truy cập ngày 27/12/2022

2. Breastfeeding

https://www.plannedparenthood.org/learn/birth-control/breastfeeding

Truy cập ngày 27/12/2022

3. LAM (Lactation Amenorrhea Method)

https://www.peelregion.ca/health/sexuality/birth-control/methods-lam.htm

Truy cập ngày 27/12/2022

4. Lactational Amenorrhea Method

https://www.cdc.gov/reproductivehealth/contraception/mmwr/mec/appendixg.html

Truy cập ngày 27/12/2022

5. LAM- The Lactational Amenorrhea Method

https://www.waba.org.my/resources/lam/

Truy cập ngày 27/12/2022

x