Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/03/2017

Cách chữa nứt gót chân cho mẹ bầu và mẹ sau sinh

Cách chữa nứt gót chân cho mẹ bầu và mẹ sau sinh
Nứt gót chân là một vấn đề rất thường gặp, nhất là ở các mẹ bầu, khi đôi chân phải chịu nhiều áp lực. Gót chân nứt nẻ gây ra cảm giác khô rát hoặc nặng hơn là đau đớn cho các mẹ. Những cách chữa nứt gót chân đơn giản sau đây sẽ giúp mẹ thoát khỏi sự khó chịu này.

Rất nhiều mẹ bầu và mẹ sau sinh có biểu hiện nứt gót chân như gót chân bị khô, bong tróc, ngứa và nứt da. Những viết nứt này sẽ tạo điều kiên cho vi khuẩn, vi nấm và siêu vi xâm nhập. Để tìm lại đôi gót chân mịn màng, mềm mại, mẹ có thể áp dụng những cách chữa nứt gót chân dưới đây.

Nguyên nhân gây nứt nẻ gót chân

Với người bình thường, chân thường dễ bị nứt khi thời tiết thay đổi. Mẹ bầu hoặc mẹ sau sinh thì càng nhạy cảm hơn. Bất kỳ một nguyên nhân nào dưới đây cũng có thể khiến gót chân khô nẻ.

  • Thời tiết thay đổi làm da khô, mất cân bằng độ ẩm, gây ra bong tróc
  • Thiếu độ ẩm do không uống đủ nước hoặc do không dưỡng ẩm
  • Bàn chân bị tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao
  • Bàn chân bị tiếp xúc với xà phòng có chất tẩy mạnh
  • Mang giầy dép thô cứng, không có miếng đệm hỗ trợ cũng là một nguyên nhân.
  • Mẹ bầu mang thai làm tăng áp lực đối với lớp mỡ dưới gót chân. Lớp mỡ vì chịu áp lực nên bị dạt sang hai bên, khiến da ở giữa không đủ độ đàn hồi dẫn đến nứt nẻ.

Những cách chữa nứt gót chân tại nhà

1. Massage với dầu dừa

Buổi tuối mẹ có thể thoa dầu dừa và massage cho vùng da ở gót chân. Để có hiệu quả nhất, mẹ nên rửa sạch chân trước khi thoa dầu. Sau đó thì đeo vớ vào để nguyên đêm. Rửa sạch vào buổi sáng. Lúc này da của mẹ sẽ mềm hơn, các vết nứt đỡ gay gắt hơn và hết dần theo thời gian.

Cách chữa nứt gót chân tại nhà
Dầu dừa là món quà dành cho sắc đẹp của phụ nữ

Ngoài dầu dừa, mẹ cũng có thể sử dụng dầu olive, dầu mè và các loại dầu thực vật khác.

2. Dùng mật ong dưỡng gót chân mịn màng

Ngoài dầu dừa ra thì mật ong cũng là một chất dưỡng ẩm và kháng khuẩn tốt. Với mật ong, mẹ hãy chuẩn bị một chậu nước ấm + một chén mật ong. Ngâm chân trong dung dịch này khoảng 10 phút mỗi ngày để có tác dụng tối ưu.Cách chữa nứt gót chân tại nhà hiệu quả

3. Nước cốt chanh thổi bay vết nứt

Nói đến chanh là nói đến công dụng kháng khuẩn. Vì các vết nứt rất dễ bị viêm nhiễm, mẹ nên ngâm chân trong nước ấm có vắt chanh sẽ giúp tẩy trùng và loại bỏ da chết. Đặc biệt sau khi ngâm chan, mẹ có thể rửa lại chân bằng đá mài. Lớp da cứng sẽ bong đi hết là giúp gót chân mềm mại trở lại.Cách chữa nứt gót chân hiệu quả cho mẹ bầu và mẹ sau sinh

4. Mặt nạ nước cốt chanh và đu đủ chín

Đắp mặt nạ cũng là một cách chữa nứt gót chân hiệu quả. Bạn có thử tự làm mặt nạ cho gót chân với hỗn hợp nước cốt chanh và đu đủ chín. Đắp mặt nạ trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Cách chữa nứt gót chân hiệu quả cho mẹ bầu và mẹ sau sinh
Đu đủ chứa nhiều loại vitamin tốt cho da

5. Hỗn hợp chuối chín

Ngoài ra, một hỗn hợp mặt nạ khác cũng ấn tượng không kém là chuối chín xay nhuyễn. Mặt nạ này cũng cần 20 phút để phát huy tác dụng. Sau đó, mẹ rửa lại chân với nước ấm.

Cách chữa nứt gót chân hiệu quả cho mẹ bầu và mẹ sau sinh
Cách chữa nứt gót chân bằng chuối chín rất đơn giản và hiệu quả

6. Nước hoa hồng và glycerin

Nước hoa hồng bổ sung vitamin A,E,C, D và B cho làn da. Glycerin giúp dưỡng ẩm. Bộ đôi này là một trong những loại thuốc chữa nứt gót chân mà mẹ không nên bỏ qua. Bạn chỉ cần trộn nước hoa hồng và glycerin theo tỷ lệ 1:1 và thoa lên gót chân trước khi đi ngủ hàng đêm.Cách chữa nứt gót chân hiệu quả cho mẹ bầu và mẹ sau sinh

7. Bột gạo

Bột gạo không chỉ giúp dưỡng da mặt mà cũng có tác dụng điều trị nứt gót chân nữa mẹ ạ. Để làm mặt nạ bột gạo cho vùng gót chân, mẹ có thể trộn 1 vốc bột gạo với vài thìa giấm táo, vài thìa mật ong và trộn đều. Nếu gót chân bị khô nẻ nhiều, hãy bỏ thêm một ít dầu olive vào hỗn hợp này, mẹ nhé.

Trước hết, cần ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút để làm mềm da, tiếp đó, thấm khô nước và đắp hỗn hợp bột gạo lên gót rồi massage nhẹ nhàng để nuôi dưỡng lại những vùng da nứt nẻ, khô tróc.Cách chữa nứt gót chân hiệu quả cho mẹ bầu và mẹ sau sinh

Để phòng tránh nứt gót chân quay trở lại, ngoài việc sử dụng những cách trị nứt gót chân tự nhiên và an toàn kể trên, mẹ cũng nên chăm sóc cẩn thận bàn chân của mình bằng cách:

– Vệ sinh gót chân sạch sẽ, thường xuyên.

– Chú ý giữ ấm cho chân những khi thời tiết lạnh

– Hạn chế đi chân trần trên nền nhà lạnh.

Lựa chọn giày dép phù hợp, có chất liệu mềm mại với đôi chân

– Tập thói quen massage chân trước khi đi ngủ

Khi áp dụng các bước trên, mẹ sẽ mau chóng tạm biệt gót chân sần sùi và lấy lại cảm giác dễ chịu, êm ái mỗi khi bước đi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x