Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Võ
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 21/08/2022

Mất ngủ sau sinh – Dấu hiệu nhỏ nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua

Mất ngủ sau sinh – Dấu hiệu nhỏ nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua
Mất ngủ sau sinh hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu thường gặp ở hầu hết phụ nữ trong vài tuần đầu sau khi sinh. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của người mẹ.

Vậy phụ nữ sau sinh bị mất ngủ phải làm sao? Có nên dùng thuốc ngủ để điều trị mất ngủ sau sinh? Tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây để sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ, mẹ nhé!

Phụ nữ sau sinh mất ngủ là như thế nào?

Mất ngủ sau sinh là tình trạng người mẹ không thể chìm vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ rất ngắn hạn chỉ từ 15-30 phút vào mỗi đêm.

Phụ nữ mất ngủ sau sinh khác hoàn toàn với việc mất ngủ vì phải chăm sóc trẻ sơ sinh vì đây là chứng mất ngủ luôn xảy ra thường xuyên ngay cả khi bé ngủ rất ngoan.

Nếu tình trạng mất ngủ không được xử lý nhanh chóng thì có thể trở thành bệnh mãn tính (mất ngủ 3 ngày/tuần và trên 3 tháng) gây trầm cảm và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của cả gia đình.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trầm cảm sau sinh: Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị

Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh

Chứng mất ngủ sau sinh thường được thể hiện rõ như giấc ngủ chập chờn, ngủ không đủ giấc, thức suốt đêm vì con quấy khóc. Cùng Marry Baby tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng mất ngủ sau sinh dưới đây.

1. Biến động nội tiết tố gây mất ngủ sau sinh

Sau sinh, mẹ phải đối diện với sự mất cân bằng về nội tiết tốt trong thời kỳ hậu sản. Cơ thể phụ nữ sau sinh sẽ giảm đi khả năng sản xuất hormone progesterone, nồng độ melatonin nên cần có thời gian để cơ thể trở về trạng thái cân bằng.

Sự thay đổi của hormone làm ảnh hưởng đến chức năng của đồng hồ sinh, dễ dẫn đến tình trạng đau nửa đầu, rối loạn kinh nguyệt, căng thẳng và dẫn đến tình trạng mất ngủ sau sinh.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh như thế nào cho mẹ bỉm sữa?

mất ngủ sau sinh do đổ mồ hôi trộm

2. Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

Quá trình mất cân bằng về nội tiết tố có thể khiến cơ thể bạn bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

Lí do là vì khi mang thai thì cơ thể phụ nữ sẽ tăng thêm 50% lượng máu và chất lỏng trong cơ thể để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.

Sau mang thai, cơ thể sẽ tự động đào thải ra ngoài theo dạng mồ hôi và nước tiểu vì chất lỏng này không còn hữu ích. Tình trạng đổ mồ hôi trộm sẽ diễn ra trong vòng 2 tuần sau sinh và chắc chắn sẽ gây cảm giác khó chịu, mất ngủ sau sinh.

3. Rối loạn lo âu, căng thẳng gây mất ngủ sau sinh

Rối loạn cảm xúc là giai đoạn khởi phát của chứng trầm cảm sau sinh, đây là biểu hiện tâm lý xảy ra đa số với các mẹ và gây mất ngủ sau sinh.

Lúc này, mẹ nên tâm sự cùng chồng để tìm sự đồng cảm và yêu thương từ chồng và liên hệ bác sĩ nếu tình trạng mất ngủ sau sinh diễn ra ngày một nghiêm trọng.

4. Mẹ mất ngủ sau sinh vì cho bé bú vào ban đêm

Thời gian đầu khi sinh mẹ thường phải vất vả cho con bú đúng bữa, nhất là ban đêm. Điều này ít nhiều cũng sẽ làm mẹ mất ngủ sau sinh vì lo lắng nếu ngủ quá say sẽ không nghe tiếng con.

Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không?

mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không

Đa phần bác sĩ đều cho rằng chứng mất ngủ sau sinh là một dấu hiệu nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bởi khi mẹ mất ngủ sau sinh sẽ dễ dẫn đến tình trạng cáu gắt, căng thẳng và mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng đến tuyến sữa và khả năng tạo sữa.

Mẹ bỉm bị mất ngủ sau sinh khi xuất hiện cảm xúc buồn chán sẽ sản sinh ra độc tố trong sữa mẹ, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sữa, sự tiêu hóa và phát triển của trẻ.

Đặc biệt, nếu tình trạng mất ngủ sau sinh ngày một nghiêm trọng thì sẽ dến dẫn đến trầm cảm sau sinh, thậm chí mẹ có những suy nghĩ tiêu cực về việc chăm con và làm ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng của con.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Không có sữa sau sinh: 9 nguyên nhân và 5 cách khắc phục tình trạng này cho mẹ

Cách chữa mất ngủ sau sinh

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa mất ngủ sau sinh như dùng thuốc tây y hoặc đông y, ăn thực phẩm, massage… Triệu chứng mất ngủ sẽ dần được cải thiện nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Các mẹ có thể tìm gặp các bác sĩ để được chữa trị dứt điểm hoặc tham khảo một số cách ứng phó dưới đây.

1. Cách đối phó chứng mất ngủ sau sinh

1.1. Ngủ cùng con giúp cải thiện giấc ngủ

Hãy sử dụng thời gian con nghỉ ngơi để ngủ với con để vừa tăng sự kết nối, vừa giúp trẻ yên tâm hơn khi ngủ và giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn khi được ngủ đủ giấc, giảm đi chứng mất ngủ sau sinh hiệu quả.

Nhiều người mới bắt đầu làm mẹ thường hay sử dụng thời gian con ngủ để hoàn thành việc nhà hoặc việc công ty. Và đến khi bé yêu thức dậy thì bạn lại chẳng được nghỉ ngơi, cơ thể dần theo thời gian sẽ bị cạn kiệt năng lượng và dễ dẫn đến suy giảm sức khỏe.

1.2. Đi ngủ sớm giúp hạn chế chứng mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh: Đi ngủ sớm giúp cải thiện giấc ngủ

Cơ thể mẹ khi bị thay đổi nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học. Điều duy nhất mẹ có thể làm là thiết lập lại chế độ ngủ để cơ thể dần được thích nghi. Việc đi ngủ sớm giúp mẹ duy trì và tạo ra nhiều nguồn năng lượng dự trữ, giảm mất ngủ sau sinh và có thể bền sức hơn trong việc chăm sóc con.

1.3. Chia sẻ công việc với chồng

Hãy chia sẻ với chồng những triệu chứng mất ngủ sau sinh bạn đang gặp phải và nhờ chồng hỗ trợ chăm sóc con. Bởi trẻ em chính là sự kết tinh hạnh phúc của cả hai nên hãy cùng chung tay chăm sóc để trẻ được phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện nhất.

1.4. Hạn chế các loại thức uống có cồn, chất kích thích

Thức uống có cồn không chỉ gây hại cho người bình thường mà cả mẹ bầu sau sinh cũng không nên sử dụng. Có thể bạn nghĩ khi dùng caffeine sẽ giúp tỉnh táo vào ban ngày nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cả ban đêm và gây mất ngủ sau sinh.

Hơn nữa, việc sử dụng các loại thức uống này vừa ảnh hưởng đến tim mạch vừa ảnh hưởng đến khả năng tái tạo sữa, từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến trẻ.

Hãy thay thế bằng các loại thức uống rau củ vừa bảo vệ sức khỏe vừa giúp giữ vững vóc dáng sau sinh.

1.5. Hít thở sâu và nghe nhạc thư giãn

Mất ngủ sau sinh: Hãy hít thở sâu để cải thiện giấc ngủ

Nếu bạn là một tín đồ trong lĩnh vực yoga hoặc thiền định thì đây là phương pháp không thể bỏ qua để cải thiện giấc ngủ. Vào mỗi tối chỉ cần dành tối đa từ 15 – 30 phút cho việc tập trung vào hơi thở của mình.

Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các động tác yoga sau sinh hoặc thiền theo phương pháp Vipassana để các bộ phận trên cơ thể được thư giãn và thoải mái hơn. Từ đó triệu chứng mất ngủ sau sinh cũng được giảm đi một cách đáng kể.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Cách bấm huyệt chữa mất ngủ siêu hiệu quả

2. Có nên sử dụng thuốc chữa mất ngủ sau sinh hay không

Hầu hết các mẹ đều mong muốn tìm ra giải pháp chữa mất ngủ sau sinh nhanh nhất bằng cách tìm đến các loại thuốc Tây y, Đông y. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh và đang cho con bú thì nên tìm gặp các bác sĩ để được tư vấn về liều lượng và cách điều trị chứng mất ngủ sau sinh phù hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay

3. Thực phẩm giúp cải thiện mất ngủ sau sinh an toàn

Các sản phụ gặp trường hợp bị mất ngủ sau sinh ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể sử dụng các loại thực phẩm chế biến để cải thiện chất lượng giấc ngủ như sau:

  • Tim sen: Mẹ bỉm có thể dùng tim sen tươi hoặc phơi khổ để nấu nước uống như pha trà để ngủ ngon hơn bởi tim sen có tác dụng thanh lọc cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện sắc tố da.
  • Đậu đen, đậu xanh: Dùng đậu đen hoặc đậu xanh nấu với đường phèn hoặc đun nước uống giúp mẹ bỉm hạn chế chứng mất ngủ sau sinh cực hiệu quả. Tác dụng chính của hai loại đậu này là giúp thanh nhiệt cơ thể, giảm đau đầu, mất ngủ sau sinh và bồi bổ cơ thể.
  • Củ gừng: Dùng nước gừng khuấy đều với đường phèn để uống hoặc cắt lát trộn với muối hột để ngâm chân giúp lưu thông máu, làm ấm cơ thể và cải thiện chứng mất ngủ sau sinh.

>> Các mẹ có thể tham khảo thêm: Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ giảm cân nhiều sữa

Rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ sau sinh là một triệu chứng không thể xem nhẹ. Bởi chúng không chỉ tác động tiêu cực đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và cả người bố. Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ phải làm sao? Hãy đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn, chăm sóc sức khỏe và điều trị kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Postpartum Insomnia

https://www.sleepfoundation.org/insomnia/postpartum-insomnia

Postpartum Insomnia – Causes, Symptoms and Useful Tips

https://www.sleepadvisor.org/postpartum-insomnia/

Preventing postpartum insomnia by targeting maternal versus infant sleep

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8824577/

Sleep and tiredness after having a baby

https://www.nhs.uk/conditions/baby/support-and-services/sleep-and-tiredness-after-having-a-baby/

Insomnia, postpartum depression and estradiol in women after delivery

https://www.researchgate.net/publication/319000039_Insomnia_postpartum_depression_and_estradiol_in_women_after_delivery

Ngày truy cập: 21.8.2022

x