Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/12/2020

Sảy thai và những lưu ý khi muốn có thai lại

Sảy thai và những lưu ý khi muốn có thai lại
Việc mất mát một em bé là tổn thương lớn với các cặp vợ chồng, nhưng điều đó không thể ngăn cản cả hai tiếp tục cố gắng có con. Đa số những mẹ từng bị sảy thai không do nguyên nhân bệnh lý sẽ có thai lần tiếp theo khỏe mạnh. Sảy thai thường diễn ra trong 24 tuần đầu của thai kỳ, vì vậy, mẹ không phải là người duy nhất rơi vào tình cảnh này đâu.

Đối với bố mẹ đang chuẩn bị có thai lần nữa cần xem xét liệu bố mẹ có thật khỏe mạnh về thể chất và tinh thần trước khi tiếp tục có con không. Dưới đây là một số yếu tố mẹ nên tìm hiểu về việc thụ thai sau khi sảy thai.

Mẹ nên đợi bao lâu sau khi sảy thai?

Không có tài liệu chính xác nào về việc mẹ nên chờ đợi bao lâu, tuy nhiên đa số bác sĩ đều đồng ý là cần ít nhất từ 3 đến 6 tháng để cơ thể mẹ hồi phục hoàn toàn trước khi cố gắng có em bé khác. Cũng có một số ý kiến cho rằng nên chờ đợi lâu hơn, lý tưởng là khoảng ba chu kỳ kinh nguyệt để cảm thấy sẵn sàng về cả thể chất lẫn tinh thần.

Mẹ không bắt buộc phải tuân theo những mốc thời gian này một cách cứng nhắc. Bản năng của người mẹ thường mong có con lại ngay lập tức sau khi sảy thai để cố gắng làm giảm nỗi đau mất mát đã xảy ra. Tuy nhiên, tâm lý căng thẳng từ nỗi đau chưa lành hẳn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc ngăn mẹ cảm nhận được đầy đủ niềm vui để có một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai.

Một lời khuyên cho mẹ là nên đến bác sĩ sản khoa để khám vì ngoài tác động về mặt tâm lý khi sảy thai, cơ thể mẹ cũng cần thời gian để bình phục sau những căng thẳng của việc mất em bé.

Ngoài ra, bố cũng phải sẵn sàng khi cố gắng thụ thai lần nữa. Sau sự cố sảy thai, cả bố và mẹ đều cảm thấy mất mát và đau buồn nhưng quan trọng là bố mẹ không được đổ lỗi cho bản thân. Đau buồn có thể dễ dàng vượt qua nếu bố mẹ ở bên nhau, hỗ trợ và an ủi nhau. Chỉ cần nhớ rằng đó không phải là lỗi của bố mẹ.

Mặc dù có nhiều lý do dẫn đến sảy thai nhưng mẹ cần lưu ý rằng sảy thai luôn có thể xảy ra vào những thời điểm mẹ không thể ngăn chặn được.

say thai 2
Mẹ cần vượt qua tâm lý đau buồn vì sảy thai trước khi dự định có thai lần nữa

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau để có thể hạn chế rủi ro sảy thai:

• Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh

• Tránh hút thuốc và uống rượu

• Kiểm tra cân nặng: chỉ số BMI từ 22 đến 24 là điều kiện lý tưởng để thụ thai

• Tránh hấp thụ nhiều caffeine: hai tách cà phê (khoảng 200mg caffeine/ngày) có thể làm tăng nguy cơ sảy thai

• Ăn đủ axit béo Omega-3: tình trạng máu đông tăng có liên hệ với việc sảy thai, bổ sung axit béo omega-3 giúp cải thiện lưu lượng máu và ngăn ngừa đông máu bất thường

• Cung cấp đủ vitamin D, sắt, kẽm và canxi cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung trực tiếp

Không chỉ có mẹ mà bố cũng cần phải chăm sóc bản thân nhiều hơn, ăn uống lành mạnh, dừng hút thuốc, giảm uống rượu. Tinh trùng không khỏe mạnh có thể dẫn đến sảy thai.

Chỉ riêng việc hút thuốc có thể gây ra các rủi ro đối với cơ thể bố, ngoài ra còn có tác động gây thiệt hại đến DNA trong tinh trùng, gia tăng nguy cơ sảy thai.

Những điều mẹ cần hết sức lưu ý

Mẹ đã nắm bắt được đâu là những bất thường cần lưu ý khi mang thai chưa? Dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất mà mẹ có thể nhận biết có gì đó không ổn là cảm giác chuột rút dữ dội ở bụng giống như khi đau bụng kinh, có thể kèm chảy máu âm đạo.

Mẹ cũng có thể bị đau phần thắt lưng, chảy máu có lẫn các mảng máu đông và chất nhầy âm đạo có các đốm màu xám hoặc nâu. Nếu mẹ thấy lo lắng, dù là ở giai đoạn nào của thai kỳ, cách an toàn nhất là đi khám bác sĩ.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x