Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Bá Phê
Cập nhật 07/02/2024

Vô sinh thứ phát có chữa được không? Nguyên nhân và cách điều trị

Vô sinh thứ phát có chữa được không? Nguyên nhân và cách điều trị
Vô sinh được định nghĩa là việc không có khả năng mang thai sau một năm quan hệ thường xuyên và không sử dụng các biện pháp tránh thai. Vô sinh được chia thành hai trường hợp, vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát.

Nhiều cặp vợ chồng sau khi sinh 1-2 con lại không thể mang thai con thứ. Trường hợp này thường được cho là vô sinh thứ phát. Tuy nhiên, tại sao các cặp vợ chồng đã có con rồi nhưng lại bị vô sinh? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các thông tin này trong bài viết dưới đấy nhé.

Vô sinh thứ phát là gì?

Vô sinh thứ phát cũng phổ biến như trường hợp vô sinh nguyên phát. Trường hợp vô sinh thứ phát xảy ra khi bạn không thể mang thai sau khi sinh con trước đó. Lưu ý, trường hợp vô sinh thứ phát chỉ nhắc đến các cặp vợ chồng trước đó sinh con mà không sử dụng các loại thuốc hoặc phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị vô sinh thứ phát sau một năm (12 tháng) thường xuyên quan hệ không sử dụng các biện pháp tránh thai. Lưu ý, lúc này bạn đã qua giai đoạn cho con bú.

Để tìm hiểu rõ hơn về vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát; bạn có thể tìm hiểu thêm các vấn đề hiếm muộn ở nam và nữ trên MarryBaby nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: 4 nhóm gây nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ chính yếu và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân dẫn đến vô sinh thứ phát

Vô sinh thứ phát có thể ảnh hưởng đến vợ hoặc chồng; thậm chí là cả hai vợ chồng. Nguyên nhân dẫn đến khó thụ thai sau khi sinh con trước đó có thể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:

  • Biến chứng từ lần mang thai trước.
  • Ảnh hưởng của sự tăng hoặc giảm cân.
  • Do sử dụng thuốc hoặc đang điều trị bệnh.
  • Biến chứng từ một cuộc phẫu thuật trước đó.
  • Bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs).
  • Tuổi tác của hai vợ chồng đều cao hơn mức tuổi sinh sản.
  • Tinh trùng của người chồng hoặc trứng của người vợ bị suy giảm.
  • Ảnh hưởng do lối sống thiếu lành mạnh như uống rượu và hút thuốc lá.

Nguyên nhân dẫn đến vô sinh thứ phát có thể do rượu bia, thuốc lá...

Bên cạnh vấn đề vô sinh thứ phát, bạn có thể tìm hiểu thêm về những dấu hiệu vô sinh ở nam giới.

1. Nguyên nhân khó có con lần thứ 2 trở đi ở phụ nữ

Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh thứ phát ở phụ nữ như chất lượng trứng, bị các vấn đề về cấu trúc tử cung, ảnh hưởng bởi một số bệnh lý và các thói quen sống không lành mạnh. Cụ thể các nguyên nhân gồm:

1.1 Vấn đề về số lượng hoặc chất lượng trứng

Ở một số phụ nữ từ khi sinh ra đã có nguồn trứng dự trữ ít và không thể tạo ra trứng mới. Khi bước sang tuổi 40, số lượng trứng còn lại trong buồng trứng của họ sẽ giảm đi và những quả trứng còn lại trong buồng trứng có nguy cơ cao gặp vấn đề về nhiễm sắc thể.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để tăng số lượng trứng? Băn khoăn không biết hỏi ai của phụ nữ mong con

1.2 Cơ thể tự miễn dịch, bị di truyền, ảnh hưởng của phẫu thuật hoặc xạ trị trước đó

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khác khiến phụ nữ có số lượng và chất lượng trứng thấp.

1.3 Các vấn đề về cấu trúc buồng trứng như sẹo hoặc tắc nghẽn

Nhiễm trùng và phẫu thuật có thể gây tổn thương ở các bộ phận của ống dẫn trứng hoặc tử cung. Các biến chứng do nhiễm trùng như chlamydia, lậu và bệnh viêm vùng chậu (PID) có thể chặn ống dẫn trứng không cho trứng di chuyển đến tử cung.

Tương tự vậy, sẹo từ một số thủ thuật y tế cũng có thể cản trở việc bạn mang thai như nong và nạo (D&C) tử cung hoặc sinh mổ. Ngoài ra, khi bạn bị u xơ hoặc polyp tử cung cũng có thể chặn các phần của tử cung làm suy giảm khả năng mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Phụ nữ bị tắc 2 vòi trứng có thai tự nhiên được không?

1.4 Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Vô sinh thứ phát do hội chứng buồng trứng đa nang

PCOS là tình trạng rối loạn nội tiết tố gây ra kinh nguyệt không đều ở nữ giới. Hầu hết những người mắc PCOS không diễn ra quá trình rụng trứng thường xuyên nên gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của họ.

1.5 Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis)

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô thường phát triển bên trong tử cung lại phát triển ở buồng trứng hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp bị lạc nội mạc tử cung cũng đều dẫn đến vô sinh nguyên phát hoặc thứ phát ở nữ.

>> Bạn có thể xem thêm: Vô sinh có di truyền không? Vợ chồng nào mong con vào xem ngay nhé!

1.6 Tăng cân hoặc có thói quen sống thiếu lành mạnh

Tăng cân có thể dẫn đến rối loạn chức năng buồng trứng ở một số người. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc hoặc thực hiện các phương pháp điều trị một số bệnh cũng có thể góp phần gây vô sinh thứ phát.

Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên hút thuốc lá hoặc uống rượu bia cũng có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng và khả năng thụ thai.

Hút pod cũng là một dạng giống thuốc lá có thể gây nghiện, hiện cũng đang khá thịnh hành. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hút pod có gây vô sinh không trên MarryBaby.

2. Nguyên nhân khó có con lần thứ 2 trở lên ở nam giới

Nguyên nhân gây vô sinh thứ phát ở nam giới bao gồm các vấn đề về nồng độ hormone, một số tình trạng bệnh lý và thói quen sống thiếu lành mạnh. Cụ thể các nguyên nhân vô sinh thứ phát gồm:

2.1 Giảm hormone testosterone

Giảm hormone testosterone ở nam giới

Trong y khoa, tình trạng hormone testosterone thấp được gọi là suy sinh tuyến sinh dục. Hormone testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tinh trùng. Hormone này suy giảm do lão hóa, chấn thương tinh hoàn hoặc một số bệnh lý nhất định. Cụ thể gồm:

  • Bỏng
  • Đột quỵ
  • Hôn mê
  • Quai bị
  • Bệnh lao
  • Suy hô hấp
  • Bệnh đậu mùa
  • Bệnh tuyến giáp
  • Bệnh tiểu đường
  • Các bệnh về máu
  • Suy tim sung huyết
  • Nhiễm trùng huyết
  • Các khối u lành tính
  • Căng thẳng cảm xúc
  • Nhiễm trùng sinh dục
  • Nhồi máu cơ tim (đau tim)
Một số nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% nam giới có lượng hormone testosterone thấp. Tình trạng này thường diễn ra khi nam giới ở độ tuổi trên 40 tuổi.

2.2 Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn tĩnh mạch ở bìu hoặc bao da bọc tinh hoàn của nam giới. Tình trạng này là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sản xuất tinh trùng thấp và vô sinh thứ phát ở nam giới.

>> Bạn có thể xem thêm: Nam giới có tinh hoàn nhỏ có bị vô sinh không? Nguyên nhân và cách điều trị

2.3 Tinh trùng yếu

Khi nam giới hơn 40 tuổi, chất lượng tinh trùng cũng có thể suy giảm đi.

Tinh dịch là chất lỏng có chứa tinh trùng. Bạn có thể nhận biết được các dấu hiệu vô sinh khi nhìn vào màu sắc của tinh dịch.

Vô sinh thứ phát do tinh trùng yếu

2.4 Mật độ tinh trùng thấp (Oligozoospermia)

Các chuyên gia cho biết, nếu nam giới có ít hơn 15 triệu tinh trùng trên mỗi ml tinh dịch thì được cho là mật độ tinh trùng thấp hay còn gọi là thiểu tinh (Cryptozoospermia).

>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp các đặc điểm tinh dịch và tinh trùng bất thường khiến nam giới khó có con

2.5 Mở rộng hoặc cắt bỏ tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt phì đại có thể làm giảm số lượng tinh trùng và gây xuất tinh bất thường. Nếu bác sĩ cắt bỏ tuyến tiền liệt của nam giới do ung thư hoặc do bệnh lý khác có thể khiến xuất tinh ngược.

2.6 Ảnh hưởng của việc dùng thuốc

Có một số loại thuốc kháng sinh và thuốc điều trị huyết áp cao có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và mật độ tinh trùng. Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh lý dưới đây cũng gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở nam giới:

  • Co giật
  • Ung thư
  • Bệnh gout
  • Đau nhức
  • Viêm khớp
  • Tâm thần phân liệt
  • Viêm loét đại tràng
  • Nhiễm nấm vùng kín
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

>> Bạn có thể xem thêm: Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không đúng chuẩn xác

2.7 Thói quen và môi trường sống thiếu lành mạnh

Một số yếu tố về lối sống như việc tiếp xúc với các hóa chất gây tổn hại cho tinh trùng có thể gây vô sinh thứ phát gồm:

  • Tăng cân nhanh và nhiều có thể làm giảm nồng độ testosterone và tăng nồng độ estrogen.
  • Sử dụng gel bôi trơn tự nhiên khi quan hệ gây độc cho tinh trùng bao gồm một số loại dầu và thạch dầu mỏ.
  • Tiếp xúc với thuốc trừ sâu, chì, hóa chất công nghiệp và môi trường có nhiệt độ quá cao đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Những người có thể bị vô sinh sau khi sinh con

Những người có thể bị vô sinh sau khi sinh con

Nguy cơ vô sinh thứ phát có thể cao hơn nếu bạn rơi vào các trường hợp sau:

Cách chẩn đoán và điều trị vô sinh thứ phát

1. Cách chẩn đoán

Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang bị vô sinh thứ phát, hãy lên lịch khám với bác sĩ để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị cho từng trường hợp. Khi đến khám bệnh, bác sĩ có thể điều tra về tiền sử bệnh án của bạn như:

  • Điều tra về lịch sử bệnh án để xem nguyên nhân khiến bạn bị vô sinh thứ phát
  • Hỏi thăm người chồng có mắc số bệnh có ảnh hưởng đến mật độ hoặc chất lượng tinh trùng hay không
  • Thăm hỏi về quá trình mang thai trước đó có mắc phải vấn đề gì gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không
  • Thăm hỏi về chu kỳ kinh nguyệt của người vợ để xác định xem có quá trình rụng trứng và sản xuất trứng có vấn đề gì không

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu vợ chồng bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân có thể gây vô sinh thứ phát gồm:

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone.
  • Siêu âm qua âm đạo của người vợ.
  • Chụp X-quang hysterosalpingogram bộ phận tử cung và ống dẫn trứng của người vợ.

2. Cách điều trị

Dù bạn bị vô sinh nguyên phát hay thứ phát thì các phương pháp điều trị vô sinh cũng đều tương tự nhau gồm:

  • Phẫu thuật tinh hoàn: Nếu người chồng bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thì cũng cần phẫu thuật để để điều trị.
  • Phẫu thuật tử cung: Nếu người vợ gặp phải các biến chứng liên quan đến tử cung thì cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ mô sẹo, polyp và u xơ
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc có thể sử dụng để điều trị vô sinh nguyên phát gồm clomiphene (Clomid®) và letrozole giúp kích thích rụng trứng ở phụ nữ không rụng trứng thường xuyên.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về các phương pháp hỗ trợ sinh sản dưới đây:

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về vấn đề vô sinh thứ phát. Đây là tình trạng có thể gặp phải đối với cả nam và nữ. Nếu bạn đang muốn thụ thai và nghĩ mình đang bị vô sinh thứ phát thì cần đi khám sức khỏe sinh sản nhé.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Secondary Infertility
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21139-secondary-infertility
Truy cập ngày 26/12/2023

2. Secondary infertility: Why does it happen?
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/expert-answers/secondary-infertility/faq-20058272
Truy cập ngày 26/12/2023

3. Secondary Infertility
https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/find-a-program-or-service/penn-fertility-care/secondary-infertility
Truy cập ngày 26/12/2023

4. Infertility
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/infertility
Truy cập ngày 26/12/2023

5. Overview – Infertility
https://www.nhs.uk/conditions/infertility/
Truy cập ngày 26/12/2023

x